Người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển trong tuyển khoáng có nghĩa vụ gì?
Người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển có nghĩa vụ gì?
Căn cứ Điều 69 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Người làm việc trong khu vực pha chế
1. Người làm việc trong khu vực pha chế thuốc tuyển phải hiểu biết đặc tính của các loại thuốc sử dụng, tính độc hại và biết sơ cứu người bị nạn vì thuốc tuyển.
2. Trong các khu vực, nơi người làm việc tiếp xúc với thuốc tuyển nổi phải bố trí các chậu rửa (cả nước lạnh và nước nóng) để người làm việc rửa nhanh khi thuốc tuyển bắn vào da khi tiếp xúc.
3. Người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển có nghĩa vụ kiểm tra tính sẵn sàng và an toàn của các trang thiết bị bảo hộ cá nhân của người lao động theo quy định.
Theo đó, người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển có nghĩa vụ kiểm tra tính sẵn sàng và an toàn của các trang thiết bị bảo hộ cá nhân của người lao động theo quy định.
Người quản lý kỹ thuật trong khu vực pha chế thuốc tuyển trong tuyển khoáng có nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Làm việc trong kho chứa thuốc tuyển trong tuyển khoáng phải tuân thủ những quy định gì?
Căn cứ Điều 109 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Quy định với người làm việc trong kho chứa thuốc tuyển
1. Người làm công việc lấy mẫu thuốc tuyển, cân, đong, rót các loại thuốc tuyển độc hại phải đeo mặt nạ phòng độc và đứng đầu gió; phải có 2 người cùng làm việc.
2. Khi sửa chữa hay làm vệ sinh các dụng cụ chứa thuốc tuyển phải thông gió, người làm việc phải đeo mặt nạ phòng độc và có người theo dõi, hỗ trợ bên ngoài.
3. Không được chui đầu vào bất kỳ thùng chứa thuốc tuyển nào.
4. Khi vận chuyển thuốc tuyển dạng lỏng trong bình thuỷ tinh hay sứ phải dùng quang sọt để gánh, tốt nhất là vận chuyển bằng xe đẩy. Không được vác hoặc bê trên tay các bình thuốc đó.
5. Công việc bốc dỡ hoặc vận chuyển tốt nhất nên cơ giới hoá. Bao bì dính thuốc tuyển độc hại phải khử độc.
Theo đó, người làm việc trong kho chứa thuốc tuyển phải tuân thủ những quy định sau:
- Người làm công việc lấy mẫu thuốc tuyển, cân, đong, rót các loại thuốc tuyển độc hại phải đeo mặt nạ phòng độc và đứng đầu gió; phải có 2 người cùng làm việc.
- Khi sửa chữa hay làm vệ sinh các dụng cụ chứa thuốc tuyển phải thông gió, người làm việc phải đeo mặt nạ phòng độc và có người theo dõi, hỗ trợ bên ngoài.
- Không được chui đầu vào bất kỳ thùng chứa thuốc tuyển nào.
- Khi vận chuyển thuốc tuyển dạng lỏng trong bình thuỷ tinh hay sứ phải dùng quang sọt để gánh, tốt nhất là vận chuyển bằng xe đẩy. Không được vác hoặc bê trên tay các bình thuốc đó.
- Công việc bốc dỡ hoặc vận chuyển tốt nhất nên cơ giới hoá. Bao bì dính thuốc tuyển độc hại phải khử độc.
Khi pha thuốc tuyển trong nhà máy tuyển khoáng không được pha trộn các dung dịch nào?
Căn cứ Điều 71 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Pha chế thuốc tuyển
1. Không được pha trộn các dung dịch sunfat đồng, sunfat kẽm sunfat sắt, clorua kẽm và clorua canxi với dung dịch sunfua natri, xyanua và hydrosunfua, vì như vậy có thể phân tán các loại khí độc tính cao - hydrosunfua và axit xyanhydric, cũng như chất cặn không hoà tan, làm tắc đường ống.
2. Khi pha loãng axit sunfuric cấm đổ nước vào axit vì dễ gây nổ. Trong phòng pha chế thuốc tuyển cần pha sẵn xôđa loãng nồng độ 2% để rửa khi bị axit bắn vào da.
3. Không được pha trộn các axit với các dung dịch xyanua, xantat, aeroflot, sunfua và hydrosunfua natri.
Theo đó, khi pha chế thuốc tuyển trong nhà máy tuyển khoáng, không được pha trộn các dung dịch sau:
- Không được pha trộn các dung dịch sunfat đồng, sunfat kẽm sunfat sắt, clorua kẽm và clorua canxi với dung dịch sunfua natri, xyanua và hydrosunfua, vì như vậy có thể phân tán các loại khí độc tính cao - hydrosunfua và axit xyanhydric, cũng như chất cặn không hoà tan, làm tắc đường ống.
- Khi pha loãng axit sunfuric cấm đổ nước vào axit vì dễ gây nổ. Trong phòng pha chế thuốc tuyển cần pha sẵn xôđa loãng nồng độ 2% để rửa khi bị axit bắn vào da.
- Không được pha trộn các axit với các dung dịch xyanua, xantat, aeroflot, sunfua và hydrosunfua natri.
Khu vực pha chế thuốc tuyển phải đảm bảo yêu cầu gì?
Căn cứ Điều 68 QCVN 02:2011/BCT về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng ban hành kèm theo Thông tư 23/2011/TT-BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong nhà máy tuyển khoáng do Bộ Công thương ban hành quy định như sau:
Khu vực pha chế thuốc tuyển
1. Khu vực pha chế loại thuốc tuyển dễ cháy như dầu hoả, dầu thông, hyđrôcacbon, hắc ín v.v... phải được xây dựng bằng vật liệu chống cháy. Trong phòng pha chế phải chiếu sáng bằng đèn điện chống cháy nổ và có đèn dự phòng bằng ắc quy.
2. Nhiệt độ trong khu vực không quá 350C. Các cửa sổ bằng kính phải có cánh cửa mở được về hai phía và phải có lỗ thông hơi. Trong khu vực pha chế phải lắp hệ thống thông gió toàn bộ hoặc cục bộ với các nhánh ống hút bên trên và bên dưới. Ở khu vực có loại thuốc tuyển dễ bay hơi và độc hại, phải có thiết bị thông gió dự phòng khi có sự cố.
Theo đó, khu vực pha chế loại thuốc tuyển dễ cháy như dầu hoả, dầu thông, hyđrôcacbon, hắc ín v.v... phải được xây dựng bằng vật liệu chống cháy. Trong phòng pha chế phải chiếu sáng bằng đèn điện chống cháy nổ và có đèn dự phòng bằng ắc quy.
Nhiệt độ trong khu vực không quá 350 độ C. Các cửa sổ bằng kính phải có cánh cửa mở được về hai phía và phải có lỗ thông hơi. Trong khu vực pha chế phải lắp hệ thống thông gió toàn bộ hoặc cục bộ với các nhánh ống hút bên trên và bên dưới. Ở khu vực có loại thuốc tuyển dễ bay hơi và độc hại, phải có thiết bị thông gió dự phòng khi có sự cố.