Người phát ngôn là gì? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm ra sao?
Người phát ngôn là gì?
Người phát ngôn hay còn gọi là Phát ngôn viên (tiếng anh là: Spokesperson), là người đại diện cho một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp; được nhân danh cá nhân hay tổ chức đó phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí và các đối tượng có liên quan; phát ngôn quan điểm, lập trường chính thức của cá nhân hay tổ chức về các vấn đề liên quan; tổ chức các cuộc họp báo; chủ trì việc theo dõi, tổng hợp dư luận báo chí liên quan đến đến cá nhân và tổ chức đó.
Người phát ngôn là một loại chức danh hiện đang phổ biến trong các bộ, ngành, chính phủ ở nhiều nước trên thế giới.
Người phát ngôn có nghĩa vụ phát biểu đúng theo những nội dung đã được chỉ đạo và sắp đặt sẵn của người hay tổ chức đã tuyển dụng mình. Do vậy, nội dung phát biểu của người phát ngôn chính là ý chí của người hay tổ chức mà người phát ngôn đã thay mặt để phát biểu, Người phát ngôn không phải chịu tránh nhiệm về nội dung phát biểu của mình, trừ trường hợp người đó phát biểu sai nội dung hoặc vượt quá phạm vi đã được người, tổ chức tuyển dụng mình chỉ đạo.
*Thông tin mang tính chất tham khảo.
Người phát ngôn là gì? Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm ra sao? (Hình từ Internet)
Quy định về Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam hiện nay?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012 như sau:
Người Phát ngôn
1. Người Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Người Phát ngôn) là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
2. Phó Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Phó Phát ngôn) là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
3. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định người thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với một sự kiện, vấn đề cụ thể.
4. Cơ quan cung cấp thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao cho báo chí là Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
5. Những phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí do Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định, nêu tại Khoản 1, 2, 3 của Điều này là phát ngôn và thông tin chính thức của Bộ Ngoại giao.
Như vậy, người phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Người Phát ngôn) là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Phó Phát ngôn chính thức của Bộ Ngoại giao (sau đây gọi tắt là Phó Phát ngôn) là Phó Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chí, Bộ Ngoại giao.
- Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (hoặc Lãnh đạo Bộ Ngoại giao được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao ủy quyền) chỉ định người thực hiện nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí đối với một sự kiện, vấn đề cụ thể.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam có trách nhiệm ra sao?
Tại Điều 4 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Ngoại giao ban hành kèm theo Quyết định 1562/QĐ-BNG năm 2012 có quy định như sau:
Thẩm quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí
1. Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn, người được Bộ trưởng Bộ Ngoại giao/Lãnh đạo Bộ Ngoại giao chỉ định phát ngôn nêu tại Khoản 1, 2, 3 của Điều 2 có thẩm quyền và trách nhiệm sau:
a) Được nhân danh Bộ Ngoại giao phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
c) Được quyền từ chối phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề sau:
i) Thuộc bí mật nhà nước, bí mật thuộc về nguyên tắc và quy định của Đảng và những vấn đề khác không thuộc phạm vi, chức năng, thẩm quyền của Bộ Ngoại giao;
ii) Những vụ việc đang trong quá trình điều tra, thanh tra, chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan có thẩm quyền;
iii) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo, chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
iv) Những vấn đề khác do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định.
2. Căn cứ yêu cầu tình hình, Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí kiến nghị Bộ trưởng Bộ Ngoại giao chỉ định các đơn vị, cá nhân thuộc Bộ Ngoại giao trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định của Quy chế này.
3. Người Phát ngôn, Phó Phát ngôn và Vụ Thông tin Báo chí có trách nhiệm:
a) Tổ chức họp báo định kỳ, họp báo đột xuất của Người phát ngôn, họp báo do Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương.
b) Chủ trì việc liên lạc thường xuyên với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế; tổ chức cho báo chí tiếp xúc và phỏng vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, thông tin cần cải chính hoặc cần làm rõ thêm liên quan đến nội dung báo chí đề cập, và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính thông tin sai sự thật về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật về báo chí.
d) Kịp thời tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham khảo, sử dụng.
e) Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình thực hiện Quy chế.
Theo đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao có trách nhiệm đó là:
- Tổ chức họp báo định kỳ, họp báo đột xuất của Người phát ngôn, họp báo do Bộ Ngoại giao chủ trì hoặc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương.
- Chủ trì việc liên lạc thường xuyên với các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế; tổ chức cho báo chí tiếp xúc và phỏng vấn Lãnh đạo Bộ Ngoại giao.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan chuẩn bị nội dung, thông tin cần cải chính hoặc cần làm rõ thêm liên quan đến nội dung báo chí đề cập, và yêu cầu cơ quan báo chí cải chính thông tin sai sự thật về việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước của Bộ Ngoại giao theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Kịp thời tổng hợp thông tin trong nước và quốc tế cho các đơn vị trực thuộc Bộ Ngoại giao và các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tham khảo, sử dụng.
- Theo dõi, kiểm tra, tổng hợp và định kỳ báo cáo Bộ trưởng Bộ Ngoại giao về tình hình thực hiện Quy chế.