Người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu nào?
Cầu trục, cổng trục là gì?
Căn cứ tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa sau:
1.3.1. Cầu trục
Là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray bằng các cụm bánh xe di chuyển.
1.3.2. Cổng trục
Là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.
...
Theo đó, cầu trục là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có kết cấu chịu lực của dầm cầu tựa trực tiếp trên đường ray bằng các cụm bánh xe di chuyển.
Cổng trục là loại máy làm việc theo chu kỳ, dùng để nâng và di chuyển tải trọng trong không gian, tải trọng được treo bởi móc treo hoặc bằng thiết bị mang tải khác có dầm cầu tựa trên ray bằng các chân cổng.
Người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu nào? (Hình từ Internet)
Người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đảm bảo các yêu cầu tối thiểu nào?
Căn cứ tiểu mục 3.5.4.19 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
Quản lý sử dụng an toàn cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19. Yêu cầu đối với những người làm việc với cầu trục, cổng trục.
...
3.5.4.19.4. Người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại mục 5.6 của TCVN 7549-1:2005 (ISO 124801:1997).
...
Theo đó, người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đảm bảo theo các yêu cầu tối thiểu tại tiểu mục 5.6 Mục 5 TCVN 7549-1:2005 (ISO 124801:1997).
Dẫn chiếu tiểu mục 5.6 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7549-1:2005 (ISO 124801:1997) quy định như sau:
Người lắp ráp cần trục
5.6.1. Nhiệm vụ
Người lắp ráp cần trục chịu trách nhiệm lắp ráp cần trục theo hướng dẫn của nhà sản xuất (xem điều 9). Khi có yêu cầu hai hoặc nhiều người lắp ráp cần trục thì một người được chỉ định "người chịu trách nhiệm lắp ráp cần trục" để điều khiển hoạt động này tại thời điểm nào đó.
5.6.2. Yêu cầu tối thiểu
Người lắp ráp cần trục phải:
a) có đủ trình độ:
b) không dưới 18 tuổi, trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ;
c) có đủ thị lực, thính giác, phản xạ và nhanh nhẹn:
d) có đủ thể lực để điều khiển an toàn các tải liên quan đến việc lắp ráp cần trục;
e) có khả năng làm việc tin cậy và an toàn ở trên cao;
f) có khả năng xác lập các khối lượng, cân bằng các tải và xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở:
g) được đào tạo về kỹ thuật xếp dỡ tải và báo hiệu:
h) có khả năng lựa chọn các cơ cấu và thiết bị nâng thích hợp với tải được lắp ráp;
i) được đào tạo đầy đủ về lắp ráp, tháo dỡ và làm việc với kiểu cần trục được lắp ráp;
j) được đào tạo đầy đủ về chỉnh đặt và kiểm tra thử nghiệm các cơ cấu an toàn được lắp trên cần trục sẽ được lắp ráp.
Như vậy, để đảm bảo an toàn thì người lắp ráp cầu trục, cổng trục phải đáp ứng các yêu cầu tối thiểu sau đây:
- Có đủ trình độ:
- Không dưới 18 tuổi, trừ khi đang được đào tạo dưới sự giám sát trực tiếp của một người có đủ trình độ;
- Có đủ thị lực, thính giác, phản xạ và nhanh nhẹn;
- Có đủ thể lực để điều khiển an toàn các tải liên quan đến việc lắp ráp cầu trục;
- Có khả năng làm việc tin cậy và an toàn ở trên cao;
- Có khả năng xác lập các khối lượng, cân bằng các tải và xét đoán khoảng cách, chiều cao và khoảng hở:
- Được đào tạo về kỹ thuật xếp dỡ tải và báo hiệu:
- Có khả năng lựa chọn các cơ cấu và thiết bị nâng thích hợp với tải được lắp ráp;
- Được đào tạo đầy đủ về lắp ráp, tháo dỡ và làm việc với kiểu cầu trục được lắp ráp;
- Được đào tạo đầy đủ về chỉnh đặt và kiểm tra thử nghiệm các cơ cấu an toàn được lắp trên cầu trục sẽ được lắp ráp.
Quy chuẩn trên không áp dụng đối với những cầu trục, cổng trục nào?
Căn cứ tiểu mục 1.1 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 30:2016/BLĐTBXH quy định như sau:
Quy định chung
1.1. Phạm vi điều chỉnh
1.1.1. Quy chuẩn này quy định những yêu cầu về an toàn lao động đối với các loại cầu trục, cổng trục và bán cổng trục được định nghĩa trong TCVN 8242-1:2009 (ISO 4306-1:2007) Cần trục - Từ vựng - Phần 1: Quy định chung (sau đây được gọi chung là cầu trục, cổng trục).
1.1.2. Đối với những cầu trục, cổng trục làm việc trong các điều kiện nghiêm ngặt, có phạm vi hoạt động đặc biệt (như sử dụng để di chuyển hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp...) và hoạt động trong môi trường có tính chất khác thường, ngoài việc tuân thủ các quy định của Quy chuẩn này còn phải tuân theo các yêu cầu khác mà pháp luật chuyên ngành quy định.
1.1.3. Quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.
- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.
- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.
...
Theo đó, quy chuẩn này không áp dụng đối với:
- Cầu trục, cổng trục được lắp đặt sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải: tàu biển, phương tiện thủy nội địa, đường bộ, đường sắt, hàng không.
- Cầu trục, cổng trục lắp đặt, sử dụng trên các công trình biển phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí.
- Cầu trục, cổng trục chuyên dùng trong cảng hàng không, cảng thủy, cơ sở đóng mới tàu thủy, phương tiện đường sắt.
- Cầu trục, cổng trục chuyên sử dụng cho mục đích quốc phòng, đặc thù quân sự.