Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, khi chấm dứt làm việc và về nước nhưng giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn thời hạn thì công ty có trách nhiệm thực hiện các thủ tục thông báo với cơ quan chức năng.

Giấy phép lao động hết hiệu lực trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Lao động 2019 thì có 8 trường hợp giấy phép lao động bị xem là hết hiệu lực, cụ thể:

(1) Giấy phép lao động hết thời hạn.

(2) Chấm dứt hợp đồng lao động.

(3) Nội dung của hợp đồng lao động không đúng với nội dung của giấy phép lao động đã được cấp.

(4) Làm việc không đúng với nội dung trong giấy phép lao động đã được cấp.

(5) Hợp đồng trong các lĩnh vực là cơ sở phát sinh giấy phép lao động hết thời hạn hoặc chấm dứt.

(6) Có văn bản thông báo của phía nước ngoài thôi cử lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

(7) Doanh nghiệp, tổ chức, đối tác phía Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài tại Việt Nam sử dụng lao động là người nước ngoài chấm dứt hoạt động.

(8) Giấy phép lao động bị thu hồi.

Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?

Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?

Người lao động nước ngoài về nước mà giấy phép lao động và thẻ tạm trú còn hạn thì phải làm sao?

Căn cứ khoản 1 Điều 20 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định:

Các trường hợp bị thu hồi giấy phép lao động
1. Giấy phép lao động hết hiệu lực theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 156 của Bộ luật Lao động.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định:

Trình tự thu hồi giấy phép lao động
1. Đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này thì trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực, người sử dụng lao động thu hồi giấy phép lao động của người lao động nước ngoài để nộp lại Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó kèm theo văn bản nêu rõ lý do thu hồi, trường hợp thuộc diện thu hồi nhưng không thu hồi được.
...

Căn cứ điểm e khoản 2 Điều 45 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 quy định:

Quyền, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh
...
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh có các trách nhiệm sau đây:
...
e) Thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh về việc người nước ngoài được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú còn thời hạn nhưng không còn nhu cầu bảo lãnh trong thời gian tạm trú tại Việt Nam và phối hợp với cơ quan chức năng yêu cầu người nước ngoài xuất cảnh.

Từ các quy định trên, trường hợp người lao động nước ngoài chấm dứt làm việc tại Việt Nam thì công ty phải thực hiện các công việc sau đây:

- Thu hồi giấy phép lao động nộp lại cho phía Sở Lao động Thương binh Xã hội kèm theo Thông báo nêu rõ lý do thu hồi. Công việc này cần thực hiện trong 15 ngày kể từ ngày giấy phép lao động hết hiệu lực.

- Thu hồi thẻ tạm trú, nộp kèm với văn bản thông báo về việc thẻ tạm trú còn thời hạn nhưng công ty không còn nhu cầu bảo lãnh người lao động nước ngoài đến làm việc tại Việt Nam đến Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

Công ty không thu hồi giấy phép lao động, thẻ tạm trú khi người lao động chấm dứt làm việc tại Việt Nam thì có bị phạt không?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
6. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam nhưng không thực hiện đúng trách nhiệm theo quy định của pháp luật hoặc khai không đúng sự thật khi làm thủ tục mời, bảo lãnh cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam;
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định, cụ thể như sau:

Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Căn cứ Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo hoặc báo cáo không đúng nội dung hoặc báo cáo không đúng thời hạn về tình hình sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định;
b) Không gửi hợp đồng lao động bản gốc hoặc bản sao có chứng thực đã ký kết sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động hoặc gia hạn giấy phép lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức hợp đồng lao động.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài không đúng với nội dung ghi trên giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
3. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:
a) Làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật;
b) Sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có hành vi sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 30.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người;
b) Từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người;
c) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 21 người trở lên.
5. Hình thức xử phạt bổ sung
Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.

Từ các quy định trên, trường hợp công ty bảo lãnh người lao động nước ngoài sang Việt Nam làm việc nhưng khi người lao động chấm dứt làm việc tại Việt Nam, công ty không thực hiện trách nhiệm thông báo không còn nhu cầu bảo lãnh người lao động nước ngoài, thu hồi thẻ tạm trú nộp cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh thì công ty sẽ có rủi ro bị xử phạt từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng, đồng thời người lao động nước ngoài sẽ bị trục xuất.

Đối với hành vi không thực hiện thu hồi giấy phép lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì hiện hành chưa có chế tài xử phạt cụ thể.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào