Người lao động nghỉ việc theo cảm xúc dẫn đến những hệ luỵ gì?
Người lao động nghỉ việc theo cảm xúc dẫn đến những hệ luỵ gì?
Việc nghỉ việc theo cảm xúc, tức là quyết định nghỉ việc mà không có sự chuẩn bị cẩn thận hoặc không xem xét đầy đủ tất cả các khía cạnh, có thể dẫn đến nhiều hệ luỵ và khó khăn trong cuộc sống và sự nghiệp. Dưới đây là một số hệ luỵ phổ biến mà có thể phải đối mặt khi nghỉ việc theo cảm xúc:
Tài chính: Nếu bạn không có một kế hoạch tài chính hoặc tiết kiệm đủ để hỗ trợ mình trong thời gian bạn không có công việc, bạn có thể phải đối mặt với khó khăn tài chính và nợ nần.
Sự không chắc chắn: Nghỉ việc mà không có một kế hoạch rõ ràng về tương lai có thể làm bạn cảm thấy không chắc chắn về sự nghiệp và cuộc sống của mình.
Mất cơ hội: Bạn có thể bỏ lỡ các cơ hội nghề nghiệp quý báu nếu bạn quyết định nghỉ việc mà không xem xét kỹ lưỡng.
Sức khỏe tinh thần: Stress, lo âu và áp lực có thể tăng lên khi bạn đối mặt với sự không chắc chắn và thiếu thu nhập.
Tiến bộ sự nghiệp: Nếu bạn không có một kế hoạch thay thế hoặc không xem xét sự phát triển sự nghiệp, việc nghỉ việc có thể ảnh hưởng đến tiến bộ và thành công trong tương lai.
Quyền lợi xã hội: Bạn có thể mất quyền lợi xã hội như bảo hiểm thất nghiệp nếu bạn tự ý nghỉ việc mà không có lý do hợp lệ.
Mối quan hệ: Các mối quan hệ cá nhân có thể bị ảnh hưởng khi bạn đối mặt với stress và tâm lý tiêu cực sau khi nghỉ việc.
Vì vậy, trước khi quyết định nghỉ việc, bạn nên xem xét kỹ lưỡng và cân nhắc tất cả các khía cạnh, bao gồm tài chính, sự nghiệp, và sức khỏe tinh thần. Nếu có thể, hãy thảo luận với người thân, bạn bè, hoặc chuyên gia nghề nghiệp để có cái nhìn khách quan và lựa chọn phù hợp nhất cho tình huống của bạn.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Người lao động nghỉ việc theo cảm xúc dẫn đến những hệ luỵ gì?
Bao lâu mới được công ty thanh toán hết tiền lương khi nghỉ việc đúng luật?
Căn cứ Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định về trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động như sau:
Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
Như vậy, thời hạn thanh toán lương sau khi xin nghỉ việc cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động
- Công ty thì được kéo dài thời hạn trả lương cho người lao động khi thuộc các trường hợp pháp luật cho phép, nhưng không được quá 30 ngày.
Tự ý bỏ việc và bị sa thải thì người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp hay không?
Điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013 như sau:
Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.
Theo đó, người lao động tự ý bỏ việc và bị sa thải thì vẫn có thể được hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu đáp ứng được các điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nộp hồ sơ, chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ khi nộp hồ sơ.