Người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ chịu thiệt thòi như thế nào?

Cho tôi hỏi người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ chịu thiệt thòi như thế nào? Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động vào thời điểm nào? Câu hỏi của anh T.N (Bình Dương).

Người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ chịu thiệt thòi như thế nào?

Tại Điều 96 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Sổ bảo hiểm xã hội
1. Sổ bảo hiểm xã hội được cấp cho từng người lao động để theo dõi việc đóng, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội là cơ sở để giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Đến năm 2020, sổ bảo hiểm xã hội sẽ được thay thế bằng thẻ bảo hiểm xã hội.
3. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội bằng phương thức giao dịch điện tử.

Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội là cơ sở để người lao động hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội. Nếu không có sổ bảo hiểm xã hội người lao động sẽ không được giải quyết hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.

Người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ chịu thiệt thòi như thế nào?

Người lao động không có sổ bảo hiểm xã hội sẽ chịu thiệt thòi như thế nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đăng ký cấp sổ bảo hiểm xã hội hiện nay được quy định như thế nào?

Tại Điều 97 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Hồ sơ đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Hồ sơ đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu bao gồm:
a) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động kèm theo danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội;
b) Tờ khai tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động.
2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;
b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng.
3. Chính phủ quy định thủ tục, hồ sơ tham gia, cấp sổ bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Cụ thể theo quy định tại Điều 23 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định hồ sơ đăng ký cấp sổ bảo hiểm xã hội gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS) tải về.

- Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS) tải về.

- Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS) tải về.

Quy trình tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động được thực hiện như thế nào?

Theo nội dung hướng dẫn quy trình đăng ký, cấp sổ bảo hiểm xã hội tại Thủ tục số 1, Mục I Quyết định 222/QĐ-BHXH năm 2021, quy trình tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu đối với người lao động gồm các bước sau:

Bước 1: Kê khai, chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết;

Bước 2: Nộp hồ sơ cho doanh nghiệp;

Bước 3: Doanh nghiệp nộp hồ sơ để làm thủ tục báo tăng lao động tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu;

Bước 4: Sau không quá 05 ngày làm việc kể từ thời điểm nộp đủ hồ sơ, cơ quan bảo hiểm cấp số bảo hiểm xã hội.

Bước 5: Doanh nghiệp tiếp nhận kết quả từ cơ quan bảo hiểm xã hội và phát sổ bảo hiểm cho doanh nghiệp.

Người sử dụng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội lần đầu cho người lao động vào thời điểm nào?

Tại khoản 3 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:

Giải quyết đăng ký tham gia và cấp sổ bảo hiểm xã hội
1. Việc giải quyết đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
b) Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện nộp hồ sơ quy định tại điểm b khoản 1 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Người lao động nộp hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 97 của Luật này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm cấp sổ bảo hiểm xã hội trong thời hạn sau đây:
a) 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc lần đầu;
b) 07 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lần đầu;
c) 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội; trường hợp quá trình xác minh thời gian đóng bảo hiểm xã hội phức tạp thì không quá 45 ngày. Trường hợp không cấp thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
d) 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với trường hợp điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết trình tự, thủ tục tham gia và giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 của Luật này.

Như vậy, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng, người sử dụng lao động nộp hồ sơ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào