Người lao động có thiệt thòi khi đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn?

Cho tôi hỏi người lao động có thiệt thòi khi đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn? Câu hỏi của chị Linh Nhi đến từ Tiền Giang.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, Bảo hiểm xã hội tại Việt Nam là một chính sách an sinh do cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam triển khai tổ chức và thực hiện theo đúng quy định của Pháp luật.

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
...

Hiện nay có 2 hình thức để người dân có thể đăng ký tham gia, tùy theo nhóm đối tượng bắt buộc tham gia và tham gia tự nguyện. Với mỗi hình thức, người tham gia sẽ được hưởng những quyền lợi và chế độ khác nhau.

Các chế độ của bảo hiểm xã hội tại Việt Nam

Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:

- Chế độ ốm đau

- Chế độ thai sản

- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp

- Chế độ hưu trí

- Chế độ tử tuất

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện gồm: Chế độ hưu trí và Chế độ tử tuất

Bảo hiểm hưu trí bổ sung do chính phủ quy định (Quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

Người lao động có thiệt thòi khi đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn?

Người lao động có thiệt thòi khi đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn? (Hình từ Internet)

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn vẫn được hưởng các quyền lợi gì?

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản hướng dẫn không đặt ra yêu cầu phải đóng bảo hiểm xã hội một cách liên tục để tính hưởng quyền lợi.

Thêm vào đó, khoản 5 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 còn quy định

Giải thích từ ngữ
5. Thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Như vậy, người tham gia đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Tuy nhiên, thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội (theo khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

Vì vậy, nếu đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn, người lao động vẫn được tính hưởng các chế độ theo tổng thời gian đã đóng trừ đi thời gian đã tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Người lao động đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn vẫn được hưởng các quyền lợi về ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hưu trí và tử tuất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.

Người lao động có thiệt thòi khi đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn?

Gián đoạn bảo hiểm xã hội trên thực tế không làm mất đi thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để hưởng chế độ hưu trí. Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

Ví dụ người lao động đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn 1 tháng trong 1 năm thì tổng thời gian đóng bảo hiểm xã hội của người lao động trong năm đó chỉ là 11 tháng.

Như vậy, nếu gián đoạn đóng bảo hiểm xã hội sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi bảo hiểm xã hội của người tham gia như sau:

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí (người lao động phải đóng đủ 20 năm bảo hiểm xã hội, căn cứ khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

- Có thể ảnh hưởng đến hưởng chế độ thai sản nếu thời gian gián đoạn làm thay đổi điều kiện hưởng chế độ thai sản (không đóng đủ 6 tháng trong thời hạn 12 tháng trước khi nghỉ sinh, căn cứ Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014).

- Ảnh hưởng đến thời gian tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục (Căn cứ điểm c khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014)

- Ảnh hưởng đến thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp thất nghiệp (Căn cứ Điều 49 Luật Việc Làm 2013)

Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện:

- Kéo dài thời gian hưởng chế độ hưu trí

- Gây tâm lý không muốn tham gia bảo hiểm xã hội nữa, mất đi cơ hội hưởng lương hưu, mất cơ hội hưởng chế độ tử tuất và không được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

Có rất nhiều lợi ích mà người lao động có thể bỏ lỡ khi thời gian đóng bảo hiểm xã hội gián đoạn. Nếu không phải trường hợp đặc biệt người lao động nên cố gắng để tham gia bảo hiểm xã hội liên tục đặc biệt là người lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc để không bị ảnh hưởng đến các quyền lợi hưởng bảo hiểm xã hội.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào