Người lao động có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm không?

Mã số thuế cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý thu nhập và đóng góp cho ngân sách nhà nước. Vậy, người lao động có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm?

Người lao động có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm không?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Thời hạn đăng ký thuế lần đầu
1. Người nộp thuế đăng ký thuế cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì thời hạn đăng ký thuế là thời hạn đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thời hạn đăng ký thuế là 10 ngày làm việc kể từ ngày sau đây:
a) Được cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, quyết định thành lập;
b) Bắt đầu hoạt động kinh doanh đối với tổ chức không thuộc diện đăng ký kinh doanh hoặc hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Phát sinh trách nhiệm khấu trừ thuế và nộp thuế thay; tổ chức nộp thay cho cá nhân theo hợp đồng, văn bản hợp tác kinh doanh;
d) Ký hợp đồng nhận thầu đối với nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài kê khai nộp thuế trực tiếp với cơ quan thuế; ký hợp đồng, hiệp định dầu khí;
đ) Phát sinh nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân;
e) Phát sinh yêu cầu được hoàn thuế;
g) Phát sinh nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước.
3. Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay cho cá nhân có thu nhập chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế trong trường hợp cá nhân chưa có mã số thuế; đăng ký thuế thay cho người phụ thuộc của người nộp thuế chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày người nộp thuế đăng ký giảm trừ gia cảnh theo quy định của pháp luật trong trường hợp người phụ thuộc chưa có mã số thuế.

Chiếu theo quy định trên, pháp luật yêu cầu cá nhân phải đăng ký mã số thuế trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày phát sinh các trường hợp nêu trên, trong đó không bao gồm trường hợp trước khi bắt đầu làm việc hay trước khi ký hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc.

Tuy nhiên, pháp luật có quy định tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập cho người lao động phải có trách nhiệm đăng ký mã số thuế thay cho người lao động của mình trong trường hợp người lao động chưa có mã số thuế trong thời gian chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.

Như vậy, người lao động chỉ phải đăng ký mã số thuế trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN hoặc một trong số các trường hợp phải đăng ký mã số thuế nêu trên.

Trường hợp người lao động phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN trong lúc đang đi làm và nhận lương từ người sử dụng lao động mà chưa có mã số thuế, người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm đăng ký mã số thuế thay cho người lao động.

Do đó, người lao động không bị bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm.

Người lao động có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm không?

Người lao động có bắt buộc phải đăng ký mã số thuế trước khi đi làm không?

Công ty chậm đăng ký mã số thuế cho nhân viên bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh quá thời hạn quy định, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Không thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi đăng ký thuế; thông báo tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày.
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng ký thuế; thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên;
b) Không thông báo tiếp tục hoạt động kinh doanh trước thời hạn đã thông báo nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

Theo đó, pháp luật quy định người nộp thuế chậm đăng ký thuế bị xử phạt về hành vi vi phạm về thời hạn đăng ký thuế như sau:

- Quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày và có tình tiết giảm nhẹ: Phạt cảnh cáo

- Quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày, không có tình tiết giảm nhẹ: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng

- Quá thời hạn quy định từ 31 đến 90 ngày: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng

- Quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên: Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng

Theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định:

Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn
1. Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn bao gồm:
a) Người nộp thuế có hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
...
Trường hợp theo quy định của pháp luật về thuế và quản lý thuế, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký thuế, khai, nộp thuế thay người nộp thuế mà tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này thì tổ chức, cá nhân khai, nộp thuế thay bị xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định tại Nghị định này.
...

Như vậy, trong trường hợp công ty có trách nhiệm đăng ký mã số thuế thay cho nhân viên nhưng vi phạm về thời hạn đăng ký thì công ty sẽ phải chịu phạt với các mức phạt nêu trên.

Mã số thuế của người lao động là gì?

Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Mã số thuế là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.
...

Dựa vào khái niệm về mã số thuế, có thể rút ra khái niệm về mã số thuế cá nhân cụ thể như sau:

- Mã số thuế cá nhân là một mã số thuế gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế.

- Mã số thuế cá nhân là mã số duy nhất để cá nhân sử dụng với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của mình.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào