Người lao động bị sa thải có khó xin việc lại không?

Cho tôi hỏi người lao động bị sa thải có khó xin việc lại không? Câu hỏi từ anh Trung (Thanh Hóa).

Người lao động bị sa thải có khó xin việc lại không?

Bị sa thải là một trải nghiệm không ai mong muốn, nhưng cũng không phải là hết cơ hội để tìm công việc mới. Bạn có thể vượt qua khó khăn này nếu bạn có thái độ tích cực, chuẩn bị kỹ lưỡng và tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp. Bạn cần lưu ý một số điều sau khi bị sa thải:

- Cần xác định lý do bị sa thải là gì, nhìn nhận lại bản thân để bạn có thể rút ra bài học, khắc phục điểm yếu và tránh lặp lại sai lầm.

- Cần chuẩn bị bản thân kỹ càng về tâm lý, thể trạng, kiến thức và kỹ năng trước khi tìm công việc mới. Bạn không nên quay trở lại tìm việc quá sớm, mà nên dành thời gian cho bản thân để hồi phục và nâng cấp bản thân, các kỹ năng làm việc.

- Cần tìm kiếm môi trường làm việc phù hợp với bản thân, không chỉ về chuyên môn mà còn về văn hóa, lãnh đạo, đồng nghiệp... Bạn nên loại bỏ những công việc, công ty có môi trường làm việc không phù hợp với bạn.

-Bạn có thể sử dụng các website việc làm online uy tín để tìm kiếm các thông tin tuyển dụng.

- Cần tập trung vào điểm tích cực trong thư xin việc và cuộc phỏng vấn. Bạn nên nêu rõ kinh nghiệm, thành tích và kỹ năng của mình, cũng như sự phù hợp với công việc và công ty mà bạn ứng tuyển.

- Cần chuẩn bị chu đáo cho cuộc phỏng vấn. Bạn nên tìm hiểu về công ty, công việc, người phỏng vấn... để có thể tự tin và chuyên nghiệp.

- Cập nhật CV. Bạn hãy tận dụng khoảng thời gian này để cập nhật CV của mình. Hãy nghĩ về những kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức mà bạn đã học được ở những công việc trước đó rồi bổ sung vào CV.

Người lao động bị sa thải có khó xin việc lại không?

Người lao động bị sa thải có khó xin việc lại không? (Hình từ Internet)

Khi nào người lao động bị sa thải?

Căn cứ Điều 125 Bộ luật Lao động 2019 quy định về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải như sau:

Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong trường hợp sau đây:
1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;
2. Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;
3. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định tại Điều 126 của Bộ luật này;
4. Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.
Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Như vậy, nếu người lao động có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp nêu trên thì bị xử lý kỷ luật sa thải.

Khi bị công ty sa thải thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Điều kiện hưởng
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
b) Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
2. Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 43 của Luật này; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 43 của Luật này;
3. Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
4. Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
b) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
c) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
d) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
đ) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
e) Chết.

Đối chiếu với quy định trên thì chỉ trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng thì mới không được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Bị sa thải vẫn được hưởng trợ cấp thất nghiệp nếu đáp ứng đồng thời các điều kiện:

- Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động xác định và không xác định thời hạn hoặc đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng;

- Chưa tìm việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ đến trung tâm dịch vụ việc làm (trừ các trường hợp tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013).

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào