Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển thì nơi cư trú ở đâu?
Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển thì nơi cư trú ở đâu?
Theo Điều 3 Nghị định 154/2024/NĐ-CP quy định:
Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển
1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển và được dùng để ở (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Cư trú.
2. Nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện là địa điểm mà phương tiện đó thực tế đậu, đỗ, không thuộc địa điểm cấm, khu vực cấm do chủ phương tiện tự xác định và đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây viết gọn là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi phương tiện đó đậu, đỗ. Trường hợp chủ phương tiện đã có hợp đồng thuê bến bãi hoặc văn bản chấp thuận cho phương tiện đậu, đỗ của cơ quan, tổ chức quản lý nơi đậu, đỗ thì không phải đăng ký.
3. Công dân nộp hồ sơ đăng ký cư trú và Tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu, đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở (sau đây viết gọn là Tờ khai) theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này bằng phương thức trực tiếp, trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính công ích đến cơ quan đăng ký cư trú. Cơ quan quan đăng ký cư trú có trách nhiệm chuyển Tờ khai đến Ủy ban nhân dân cấp xã.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Tờ khai, Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, xác nhận, trường hợp từ chối giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do và chuyển các văn bản này cho cơ quan đăng ký cư trú để xem xét, giải quyết đăng ký cư trú cho công dân.
4. Trường hợp chủ phương tiện thay đổi nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện có trách nhiệm đăng ký lại theo quy định tại khoản 3 Điều này.
Theo đó nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển và được dùng để ở là nơi đăng ký phương tiện hoặc nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.
Người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển thì nơi cư trú ở đâu? (Hình từ Internet)
Người lao động có phải cung cấp thông tin về nơi cư trú trong hợp đồng lao động không?
Theo Điều 21 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nội dung hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
a) Tên, địa chỉ của người sử dụng lao động và họ tên, chức danh của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động;
b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú, số thẻ Căn cước công dân, Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động;
c) Công việc và địa điểm làm việc;
d) Thời hạn của hợp đồng lao động;
đ) Mức lương theo công việc hoặc chức danh, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;
e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;
g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;
i) Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp;
k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề.
...
Theo đó, nơi cư trú của người lao động là một trong những nội dung chủ yếu của hợp đồng lao động.
Do đó, người lao động phải cung cấp thông tin về nơi cư trú trong hợp đồng lao động.
Người lao động có thể ký các loại hợp đồng lao động nào?
Theo Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Loại hợp đồng lao động
1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.
Theo đó người lao động có thể ký các loại hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.