Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện gì?

Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên bao gồm những ai và phải đáp ứng các điều kiện gì?

Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên bao gồm những ai?

Theo Điều 3 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Biện pháp xử lý chuyển hướng là biện pháp giám sát, giáo dục, phòng ngừa áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội, bao gồm các biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều 36 của Luật này và biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng quy định tại khoản 12 Điều 36 của Luật này.
9. Thủ tục xử lý chuyển hướng là trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng đối với người chưa thành niên là bị can, bị cáo theo quy định của Luật này.
10. Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên (sau đây gọi chung là người làm công tác xã hội) bao gồm công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã và người làm công tác xã hội khác theo quy định của pháp luật.
11. Báo cáo điều tra xã hội là báo cáo do người làm công tác xã hội xây dựng để cung cấp thông tin về nhân thân, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, tình hình học tập, tình trạng sức khỏe, mức độ trưởng thành của người chưa thành niên và thông tin khác có liên quan ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người chưa thành niên là bị can, bị cáo.
12. Kế hoạch xử lý chuyển hướng là kế hoạch do người làm công tác xã hội xây dựng để đề xuất việc áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, việc tổ chức hỗ trợ, giám sát, giáo dục người chưa thành niên chấp hành biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng.

Theo đó người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên bao gồm công chức, viên chức, người lao động làm công tác xã hội, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã, công chức văn hóa - xã hội cấp xã và người làm công tác xã hội khác theo quy định của pháp luật.

Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện gì?

Theo khoản 1 Điều 32 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định:

Người làm công tác xã hội
1. Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có hiểu biết pháp luật về người chưa thành niên;
b) Đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên hoặc có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý người chưa thành niên hoặc có kỹ năng giao tiếp đối với người chưa thành niên.
2. Người làm công tác xã hội khi tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Xây dựng báo cáo điều tra xã hội, kế hoạch xử lý chuyển hướng;
b) Tham gia hỗ trợ và can thiệp phù hợp đối với người chưa thành niên khi có yêu cầu;
c) Tham gia phiên họp, phiên tòa theo quy định của Luật này;
d) Tham gia công tác thi hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý chuyển hướng tại cộng đồng, tái hòa nhập cộng đồng cho người chưa thành niên theo quy định của pháp luật;
đ) Được thanh toán chi phí khi tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên theo quy định của pháp luật;
e) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
...

Theo đó người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải có hiểu biết pháp luật về người chưa thành niên.

Ngoài ra người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên đã được đào tạo hoặc bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục người chưa thành niên hoặc có kinh nghiệm, hiểu biết về tâm lý người chưa thành niên hoặc có kỹ năng giao tiếp đối với người chưa thành niên.

Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện gì?

Người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện gì? (Hình từ Internet)

Có thể tham gia hỗ trợ cho nhiều người bị buộc tội cùng lúc không?

Theo khoản 4 Điều 32 Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 quy định:

Người làm công tác xã hội
...
3. Người làm công tác xã hội tham gia hoạt động tư pháp người chưa thành niên theo từng vụ việc, vụ án cụ thể.
4. Một người làm công tác xã hội có thể tham gia hỗ trợ cho nhiều người bị buộc tội hoặc nhiều bị hại nhưng không đồng thời hỗ trợ cho cả người bị buộc tội và bị hại trong cùng một vụ án.
5. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên tại địa phương.

Theo đó người làm công tác xã hội trong hoạt động tư pháp người chưa thành niên có thể tham gia hỗ trợ cho nhiều người bị buộc tội hoặc nhiều bị hại nhưng không đồng thời hỗ trợ cho cả người bị buộc tội và bị hại trong cùng một vụ án.

Lưu ý: Luật Tư pháp người chưa thành niên 2024 có hiệu lực từ 01/01/2026.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào