Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong trường hợp nào?
Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Người hành nghề được đăng ký làm việc tại một hoặc nhiều vị trí chuyên môn sau đây trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải bảo đảm chất lượng công việc tại các vị trí được phân công:
a) Khám bệnh, chữa bệnh theo giấy phép hành nghề;
b) Phụ trách một bộ phận chuyên môn;
c) Chịu trách nhiệm chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong các trường hợp sau đây:
a) Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
b) Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
c) Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
d) Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
đ) Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Như vậy, có 5 trường hợp người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề bao gồm:
- Hoạt động cấp cứu ngoài cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ cấp cứu viên ngoại viện;
- Được cơ quan, người có thẩm quyền huy động, điều động tham gia hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong trường hợp xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc tình trạng khẩn cấp;
- Khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo theo đợt;
- Khám bệnh, chữa bệnh trong quá trình chuyển giao kỹ thuật chuyên môn, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác trong thời gian ngắn hạn;
- Trường hợp khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Người hành nghề được khám bệnh, chữa bệnh mà không phải đăng ký hành nghề trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người hành nghề được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau hay không?
Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng không được trùng thời gian khám bệnh, chữa bệnh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Căn cứ theo Điều 39 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Quyền hành nghề
1. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo đúng phạm vi hành nghề cho phép.
2. Được quyết định về việc chẩn đoán, phương pháp chữa bệnh trong phạm vi hành nghề cho phép.
3. Được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau nhưng phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề của Luật này.
4. Được tham gia các tổ chức xã hội - nghề nghiệp về khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, người hành nghề được hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau. Tuy nhiên, người hành nghề phải tuân thủ quy định về đăng ký hành nghề.
Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với người hành nghề là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định như sau:
Cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng có trách nhiệm cập nhật kiến thức y khoa liên tục phù hợp với phạm vi hành nghề.
2. Các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục bao gồm:
a) Tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, hội nghị, hội thảo về y khoa phù hợp với phạm vi hành nghề;
b) Tham gia biên soạn giáo trình, tài liệu giảng dạy, tài liệu chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh;
c) Thực hiện các nghiên cứu khoa học, giảng dạy về y khoa thuộc phạm vi hành nghề;
d) Tự cập nhật kiến thức y khoa và các hình thức khác.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tạo điều kiện để người hành nghề được cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
4. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, người hành nghề phải cấp nhật kiến thức y khoa liên tục khi thuộc một trong các chức danh bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y, dinh dưỡng lâm sàng, cấp cứu viên ngoại viện và tâm lý lâm sàng phù hợp với phạm vi hành nghề.
Đồng thời căn cứ tại Điều 3 Thông tư 32/2023/TT-BYT quy định như sau:
Thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có nghĩa vụ tham gia cập nhật kiến thức y khoa liên tục tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục (01 giờ tín chỉ đối với các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tương đương với 01 tiết học).
2. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tham gia một trong các hình thức cập nhật kiến thức y khoa liên tục quy định tại các Điều 4, 5, 6 và Điều 7 Thông tư này sau khi quy đổi sang giờ tín chỉ sẽ được cộng các hình thức để tính tổng thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục.
Như vậy, thời gian cập nhật kiến thức y khoa liên tục đối với người hành nghề tối thiểu 120 giờ tín chỉ trong 05 năm liên tục .