Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định:
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn,
Bên cạnh đó, Điều 2 Luật Viên chức 2010 có quy định:
Viên chức
Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp là viên chức quản lý làm việc theo hình thức hợp đồng, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo pháp luật. Do đó, người đứng đầu đơn vị sự nghiệp thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Lưu ý: trong trường hợp người đang hưởng lương hưu hoặc giúp việc gia đình thì không phải tham gia BHTN.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp có bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp không?
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 định nghĩa:
Giải thích từ ngữ
...
4. Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
...
Theo quy định trên, có thể thấy bảo hiểm thất nghiệp là một chính sách xã hội quan trọng, nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động trong trường hợp họ bị mất việc làm.
Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ giúp bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong thời gian không có việc làm, mà còn cung cấp hỗ trợ để họ có thể học nghề mới, duy trì việc làm hoặc tìm kiếm cơ hội việc làm mới nhằm giúp người lao động nhanh chóng ổn định cuộc sống và tái hòa nhập vào thị trường lao động.
Các chế độ hỗ trợ của bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Việc làm 2013 quy định:
Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp
1. Trợ cấp thất nghiệp.
2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
3. Hỗ trợ Học nghề.
4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Như vậy, các chế độ hỗ trợ của bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Trợ cấp thất nghiệp.
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
- Hỗ trợ Học nghề.
- Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Theo Điều 41 Luật Việc làm 2013 có quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm thất nghiệp
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2. Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
3. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
4. Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
5. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp có 05 nguyên tắc sau:
- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
- Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động.
- Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.
- Việc thực hiện bảo hiểm thất nghiệp phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia.
- Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm an toàn và được Nhà nước bảo hộ.
Theo đó, những nguyên tắc này được đặt ra không chỉ giúp bảo vệ quyền lợi của người lao động mà còn góp phần nâng cao tính minh bạch và hiệu quả của hệ thống bảo hiểm thất nghiệp trong cả nước.