Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú tại TPHCM được tham gia các chương trình đào tạo nghề nào từ ngày 16/12/2024?

Từ ngày 16/12/2024, người chấp hành xong hình phạt tù tại TP.HCM có cơ hội học những nghề gì? Mức hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề như thế nào?

Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú tại TPHCM được tham gia các chương trình đào tạo nghề nào từ ngày 16/12/2024?

Vừa qua, ngày 06/12/2024, UBND TPHCM đã ban hành Quyết định 116/2024/QĐ-UBND (có hiệu lực từ ngày 16/12/2024) để quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM.

Theo Điều 1 Quyết định 116/2024/QĐ-UBND, đối tượng được áp dụng chính sách này là người chấp hành xong hình phạt tù thường trú trên địa bàn TPHCM mà không thuộc đối tượng hưởng các chính sách hỗ trợ theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 116/2024/QĐ-UBND quy định:

Phương thức thực hiện
Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh được tham gia các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng theo phương thức đặt hàng, giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, người chấp hành xong hình phạt tù thường trú trên địa bàn TPHCM thuộc diện được hưởng chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp sẽ được tham gia các chương trình đào tạo sau đây:

- Đào tạo trình độ sơ cấp

- Đào tạo dưới 03 tháng theo phương thức đặt hàng

Theo đó, nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách được giao cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp thực hiện.

Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú tại TPHCM được tham gia các chương trình đào tạo nghề nào từ ngày 16/12/2024?

Người chấp hành xong hình phạt tù thường trú tại TPHCM được tham gia các chương trình đào tạo nghề nào từ ngày 16/12/2024?

Mức hỗ trợ của chính sách hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp đối với người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Quyết định 116/2024/QĐ-UBND quy định:

Nội dung chính sách hỗ trợ và kinh phí thực hiện
1. Mức hỗ trợ chi phí đào tạo
Hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/người/khóa học.
2. Mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại
a) Mức hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/người/ngày thực học.
b) Mức hỗ trợ tiền đi lại 200.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 15 km trở lên.
3. Kinh phí thực hiện
Kinh phí nhà nước cấp bảo đảm thực hiện các biện pháp bảo đảm tái hòa nhập cộng đồng được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Theo đó, mỗi người thuộc diện được hưởng chính sách sẽ được UBND TPHCM hỗ trợ tối đa 02 triệu đồng/khóa học đào tạo nghề.

Ngoài ra, UBND TPHCM cũng sẽ hỗ trợ thêm tiền ăn, tiền đi lại trong những ngày đi học nghề với mức tiền ăn cụ thể là 30.000 đồng/người/ngày thực học và mức tiền xe là 200.000 đồng/khóa học nếu trường hợp địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú của người học nghề từ 15 km trở lên.

Nguồn kinh phí cho việc thực hiện chính sách này là kinh phí được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, đơn vị theo phân cấp ngân sách nhà nước hiện hành và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch trong việc phân bổ nguồn lực.

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề là gì?

Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 116/2024/QĐ-UBND quy định:

Nguyên tắc hỗ trợ đào tạo
Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện thông qua cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.
Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định này.

Như vậy, dựa theo quy định trên, khi thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người chấp hành xong hình phạt tù trên địa bàn TPHCM phải tuân thủ theo nguyên tắc sau:

- Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo đối với người chấp hành xong hình phạt tù được thực hiện thông qua cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp tổ chức khóa đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng.

- Mỗi người chỉ được hỗ trợ đào tạo một lần theo chính sách quy định tại Quyết định 116/2024/QĐ-UBND.

Hợp đồng đào tạo nghề phải cung cấp những thông tin gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, khi thực hiện ký kết hợp đồng đào tạo, tất cả các bên cần chú ý về các điều khoản trong hợp đồng phải được trình bày đầy đủ và chính xác những nội dung sau:

- Địa điểm đào tạo;

- Thời gian hoàn thành khóa học;

- Mức học phí và phương thức thanh toán học phí;

- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của mỗi bên khi vi phạm hợp đồng;

- Thanh lý hợp đồng;

Bên cạnh đó, trường hợp doanh nghiệp tuyển người vào đào tạo để làm việc cho doanh nghiệp thì hợp đồng đào tạo còn có thêm các nội dung sau đây:

- Các thỏa thuận khác không trái pháp luật và đạo đức xã hội.

- Cam kết của người học về thời hạn làm việc cho doanh nghiệp;

- Cam kết của doanh nghiệp về việc sử dụng lao động sau khi học xong;

- Thỏa thuận về thời gian và mức tiền công cho người học trực tiếp hoặc tham gia làm ra sản phẩm cho doanh nghiệp trong thời gian đào tạo.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào