Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Thành lập nghiệp đoàn cơ sở như thế nào?

Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Thành lập nghiệp đoàn cơ sở theo trình tự nào? Nghiệp đoàn cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Nghiệp đoàn cơ sở là gì?

Theo Luật Công đoàn 2024 quy định thì nghiệp đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, tập hợp những người làm việc không có quan hệ lao động, cùng ngành, nghề hoặc những người lao động đặc thù khác, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Theo Điều 13 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định:

Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có từ 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.
b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.
c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.
d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.
4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Theo đó, hình thức tổ chức của nghiệp đoàn cơ sở là:

- Nghiệp đoàn cơ sở không có tổ nghiệp đoàn, nghiệp đoàn bộ phận.

- Nghiệp đoàn cơ sở có tổ nghiệp đoàn.

- Nghiệp đoàn cơ sở có nghiệp đoàn bộ phận.

Lưu ý: Luật Công đoàn 2024 có hiệu lực từ 01/07/2025.

Tải Luật Công đoàn 2024: TẠI ĐÂY

Nghiệp đoàn cơ sở là gì? Thành lập nghiệp đoàn cơ sở như thế nào? (Hình từ Internet)

Thành lập nghiệp đoàn cơ sở như thế nào?

Theo Điều 14 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định:

Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở
a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).
b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.
c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.
d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.
...

Theo đó người lao động thành lập nghiệp đoàn cơ sở theo trình tự như sau:

- Những nơi chưa có nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập nghiệp đoàn cơ sở (gọi tắt là ban vận động).

- Khi có đủ điều kiện thành lập nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đối tượng tập hợp; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận nghiệp đoàn cơ sở.

- Hoạt động của ban chấp hành nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

Nghiệp đoàn cơ sở có nhiệm vụ và quyền hạn ra sao?

Theo Điều 16 Điều lệ công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 quy định:

Nhiệm vụ, quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở
1. Đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.
2. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.
3. Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống, đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.
4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.
5. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở là:

- Đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; đồng thời tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

- Tuyên truyền và vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.

- Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống và đấu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

- Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch và vững mạnh.

- Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào