Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động bao lâu thì bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày? Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động bao lâu thì bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Bị tai nạn lao động được nghỉ bao nhiêu ngày?

Tại Điều 54 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật
1. Người lao động sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động hoặc bệnh tật do bệnh nghề nghiệp, trong thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày cho một lần bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
...
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên;
b) Tối đa 07 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 31% đến 50%;
c) Tối đa 05 ngày đối với trường hợp bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp có mức suy giảm khả năng lao động từ 15% đến 30%.
...

Khi không may bị tai nạn lao động, người lao động sẽ được nghỉ làm để điều trị, phục hồi chức năng lao động. Sau khi đã điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động, người lao động còn có thể nghỉ thêm chế độ dưỡng sức, phục hồi thương tật.

Thời gian nghỉ đối với từng giai đoạn điều trị, dưỡng sức, phục hồi thương tật được xác định như sau:

(1) Nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động

Hiện không có quy định cụ thể về thời gian tối đa được nghỉ để điều trị tai nạn lao động. Thời gian nghỉ điều trị, phục hồi chức năng lao động dài hay ngắn còn phụ thuộc vào thương tật do tai nạn lao động mà người lao động mắc phải.

(2) Nghỉ dưỡng sức, phục hồi thương tật:

Sau khi điều trị ổn định thương tật do tai nạn lao động và trở lại làm việc mà trong 30 ngày đầu sức khỏe chưa phục hồi thì người lao động sẽ được giải quyết nghỉ dưỡng sức, phục hồi từ 05 - 10 ngày/lần bị tai nạn lao động. Cụ thể như sau:

- Tối đa 10 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên.

- Tối đa 07 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 31% - 50%.

- Tối đa 05 ngày: Trường hợp bị suy giảm khả năng lao động từ 15% - 30%.

Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động bao lâu thì bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động bao lâu thì bị chấm dứt hợp đồng lao động? (Hình từ Internet)

Công ty có phải thanh toán chi phí điều trị tai nạn lao động hay không?

Tại khoản 2 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:

Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
...
2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:
a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;
b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;
c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

Như vậy, trách nhiệm thanh toán chi phí điều trị tai nạn lao động cho người lao động bị tai nạn lao động được quy định như sau:

- Đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế: Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả

- Đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế: Thanh toán toàn bộ chi phí y tế

Ngoài ra, công ty còn phải trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa.

Nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động bao lâu thì bị chấm dứt hợp đồng lao động?

Tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp sau đây:
...
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục thì người sử dụng lao động xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động với người lao động;
...

Theo quy định này, công ty hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động vì lý do nghỉ việc để điều trị tai nạn lao động nếu người lao động đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng không xác định thời hạn: Bị tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng từ 12 tháng đến 36 tháng: Bị tai nạn đã điều trị 06 tháng liên tục mà khả năng lao động chưa hồi phục.

- Người lao động làm việc theo hợp đồng dưới 12 tháng: Bị tai nạn đã điều trị quá nửa thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

Ngược lại, với những trường hợp nghỉ điều trị tai nạn lao động không liên tục hoặc liên tục nhưng chưa quá thời gian nói trên thì công ty không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động đó.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào