Đề cương Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm về thực hiện phương châm nào?
- Đề cương Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm về thực hiện phương châm nào?
- Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc là nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân đúng không?
- Dân quân tự vệ có phải tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?
Đề cương Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm về thực hiện phương châm nào?
>> Bài tuyên truyền kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 2024 ý nghĩa
>> Chi tiết đáp án 03 bộ đề tuần 3 Cuộc thi 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam đầy đủ?
>> Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào?
>> Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
Căn cứ theo Mục 3 Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới quy định như sau:
III- Phương châm chỉ đạo
- Thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
- Bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, giữ nước từ khi nước chưa nguy; chủ động phòng ngừa; ngăn ngừa nguy cơ xung đột, chiến tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch.
- Nắm chắc tình hình, phát hiện sớm, xử lý kịp thời, hiệu quả những yếu tố bất lợi, nguy cơ gây đột biến, thách thức an ninh truyền thống, phi truyền thống từ cơ sở.
Theo đó, Đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm về thực hiện phương châm “dĩ bất biến ứng vạn biến”, trong đó lợi ích quốc gia - dân tộc là bất biến; kiên định về nguyên tắc, mục tiêu chiến lược, linh hoạt về sách lược. Không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.
>> Xem Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023: TẠI ĐÂY
Đề cương Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu quan điểm về thực hiện phương châm nào? (Hình từ Internet)
Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc là nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân đúng không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 thì nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
- Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
- Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
- Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
- Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
- Đối ngoại quốc phòng;
- Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
- Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
- Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.
Như vậy, xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Dân quân tự vệ có phải tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân không?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Quốc phòng 2018 quy định như sau:
Dân quân tự vệ
1. Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác; là lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của Nhân dân, tài sản của Nhà nước ở địa phương, cơ sở; sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, làm nòng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở địa phương, cơ sở khi có chiến tranh; tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, khu vực phòng thủ, phòng thủ dân sự, bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Nhà nước xây dựng lực lượng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp.
3. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Dân quân tự vệ theo quy định của Luật Dân quân tự vệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, dân quân tự vệ là lực lượng tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.