Đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu rõ mục tiêu gì?

Theo đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu gì?

Đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu mục tiêu gì?

Căn cứ tại mục II Phần thứ 2 Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023 quy định:

Về mục tiêu chung: Bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá; bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng; giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước; đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.

Như vậy, đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu rõ mục tiêu là :

- Đảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc trên cơ sở bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc;

- Bảo vệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa;

- Bảo vệ thành quả cách mạng, sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hoá, hiện đại hoá;

- Bảo vệ nền văn hoá và uy tín, vị thế quốc tế của đất nước; bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh con người, an ninh kinh tế, an ninh mạng;

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội;

- Giữ vững, củng cố, tăng cường môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước;

- Đóng góp tích cực vào gìn giữ hoà bình khu vực, thế giới.

>> Xem Đề cương giới thiệu Nghị quyết 44-NQ/TW năm 2023: TẠI ĐÂY

>> Thông báo 6150 quy định chính thức về lịch nghỉ tết Âm lịch 2025, lễ Quốc khánh, lễ 30 4 và Quốc tế lao động 2025 của CBCCVC và NLĐ?

>> Chính thức có mức tăng lương hưu mới cho toàn bộ CBCCVC, LLVT và người lao động

>> Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp: Tăng cường hợp tác quốc tế về quốc phòng, an ninh, thực hiện tốt nhiệm vụ tham gia ... của Liên hợp quốc?

>> Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam

>> Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

>> Mật danh Chiến dịch Điện Biên Phủ là gì?

>> Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là bao nhiêu?

>> Quan điểm: Phải kết hợp xây dựng kinh tế với củng cố quốc phòng lần đầu tiên được nêu ra trong văn kiện Đại hội lần thứ mấy của Đảng ta?

>> Tổng cục Xây dựng kinh tế - Bộ Quốc phòng được thành lập ngày, tháng, năm nào?

>> Chi tiết 03 bộ câu hỏi và đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành?

>> Trọn bộ đáp án tuần 1, tuần 2 Cuộc thi trực tuyến Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành đầy đủ và chi tiết?

Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu rõ mục tiêu gì?

Đề cương giới thiệu Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, nêu rõ mục tiêu gì?

Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân có bao gồm xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc không?

Căn cứ tại Điều 7 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Nền quốc phòng toàn dân
1. Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước, được xây dựng trên nền tảng chính trị, tinh thần, nhân lực, vật lực, tài chính, mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường.
2. Nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân bao gồm:
a) Xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc, kế hoạch phòng thủ đất nước; nghiên cứu phát triển nghệ thuật quân sự Việt Nam; xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân và hệ thống chính trị vững mạnh;
b) Xây dựng thực lực, tiềm lực quốc phòng; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, có sức chiến đấu cao, làm nòng cốt bảo vệ Tổ quốc;
c) Xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật; phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh, khoa học, công nghệ quân sự; huy động tiềm lực khoa học, công nghệ của Nhà nước và Nhân dân phục vụ quốc phòng; ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ quân sự phù hợp để xây dựng đất nước;
d) Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch bảo đảm nhu cầu dự trữ quốc gia cho quốc phòng; chuẩn bị các điều kiện cần thiết bảo đảm động viên quốc phòng;
đ) Xây dựng phòng thủ quân khu, khu vực phòng thủ vững chắc toàn diện, hợp thành phòng thủ đất nước; củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh ở các vùng chiến lược, trọng điểm, biển, đảo, khu vực biên giới, địa bàn xung yếu; xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân trong phạm vi cả nước;
e) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp về chiến tranh thông tin, chiến tranh không gian mạng;
g) Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, biện pháp phòng thủ dân sự trong phạm vi cả nước;
h) Đối ngoại quốc phòng;
i) Kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng; kết hợp quốc phòng với an ninh, đối ngoại;
k) Xây dựng và bảo đảm chế độ, chính sách đối với lực lượng vũ trang nhân dân, thân nhân của người phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân;
l) Tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; thực hiện giáo dục quốc phòng và an ninh.

Theo đó, xây dựng chiến lược bảo vệ Tổ quốc là một trong những nội dung cơ bản xây dựng nền quốc phòng toàn dân.

Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ của ai?

Căn cứ tại Điều 5 Luật Quốc phòng 2018 quy định:

Quyền và nghĩa vụ của công dân về quốc phòng
1. Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.
2. Công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; phải thực hiện nghĩa vụ quân sự; có nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, xây dựng nền quốc phòng toàn dân; chấp hành biện pháp của Nhà nước và người có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Công dân được tuyên truyền, phổ biến đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng; giáo dục quốc phòng và an ninh; trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật.
4. Công dân phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân hoặc được huy động làm nhiệm vụ quốc phòng thì bản thân và thân nhân được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.
5. Công dân bình đẳng trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Theo đó, Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào