Nghị định 73 thưởng Tết cho 4 nhóm đối tượng, gồm những ai?
Nghị định 73 thưởng Tết cho 4 nhóm đối tượng, gồm những ai?
Tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Chế độ tiền thưởng
1. Thực hiện chế độ tiền thưởng trên cơ sở thành tích công tác đột xuất và kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm đối với các đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP, Nghị định 73 thưởng Tết cho 4 nhóm đối tượng, gồm:
1. Cán bộ, công chức, viên chức
- Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
- Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
- Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 (sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức năm 2019);
2. Lực lượng vũ trang
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;
- Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;
3. Người làm việc trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập
Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
4. Người làm việc trong các tổ chức, cơ quan có ngân sách nhà nước
Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội.
Như vậy, đối tượng áp dụng chế độ tiền thưởng theo Nghị định 73 rất rộng, bao gồm hầu hết cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và những người làm việc trong các cơ quan nhà nước, tổ chức sự nghiệp công lập có ngân sách nhà nước hỗ trợ.
XEM File Excel tính thuế TNCN từ tiền công, tiền lương: Tại đây
Nghị định 73 thưởng Tết cho 4 nhóm đối tượng, gồm những ai?
Nghị định 73 thưởng Tết theo tiêu chí nào?
Tại khoản 4 Điều 4 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Chế độ tiền thưởng
...
3. Quy chế tiền thưởng của cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 2 Điều này phải bao gồm những nội dung sau:
a) Phạm vi và đối tượng áp dụng;
b) Tiêu chí thưởng theo thành tích công tác đột xuất và theo kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị;
c) Mức tiền thưởng cụ thể đối với từng trường hợp, không nhất thiết phải gắn với mức lương theo hệ số lương của từng người;
d) Quy trình, thủ tục xét thưởng;
đ) Các quy định khác theo yêu cầu quản lý của cơ quan, đơn vị (nếu cần thiết).
4. Quỹ tiền thưởng hằng năm quy định tại Điều này nằm ngoài quỹ khen thưởng theo quy định của Luật Thi đua, khen thưởng, được xác định bằng 10% tổng quỹ tiền lương (không bao gồm phụ cấp) theo chức vụ, chức danh, ngạch, bậc và cấp bậc quân hàm của các đối tượng trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị.
Đến hết ngày 31 tháng 01 của năm sau liền kề, nếu cơ quan, đơn vị không sử dụng hết quỹ tiền thưởng của năm thì không được chuyển nguồn vào quỹ tiền thưởng của năm sau.
Theo đó, quyết định khen thưởng theo Nghị định 73 được giao cho người có thẩm quyền tại cơ quan, đơn vị xây dựng thực hiện và công khai trong cơ quan, đơn vị.
Quyết định thưởng tết được xây dựng dựa trên 02 tiêu chí:
- Thành tích công tác đột xuất.
- Kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hằng năm của người hưởng lương trong cơ quan, đơn vị.
Căn cứ xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Tại Điều 4 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Căn cứ xác định vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm bao gồm:
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định số lượng người làm việc bao gồm:
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.
3. Căn cứ xác định cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp bao gồm:
a) Danh mục vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc của vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn, chức danh nghề nghiệp viên chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, căn cứ xác định số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
- Vị trí việc làm và khối lượng công việc thực tế tại từng vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Mức độ hiện đại hóa công sở, trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thực trạng quản lý, sử dụng số lượng người làm việc được giao của đơn vị.