Nghề nghiệp nào có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai?
Nghề nghiệp nào có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai?
Dự đoán về nghề nghiệp có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai có thể thay đổi theo thời gian và thị trường lao động. Tuy nhiên, dưới đây là một số ngành và lĩnh vực có triển vọng cao trong tương lai:
- Công nghệ thông tin: Lĩnh vực công nghệ thông tin và lập trình đang trở thành một trong những ngành có nhu cầu nhân lực cao nhất trên toàn cầu, và tương tự ở Việt Nam. Với sự phát triển của công nghệ và số hóa, nhu cầu về lập trình viên, chuyên gia bảo mật, và những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin sẽ tiếp tục tăng cao.
- Y tế: Ngành y tế luôn có nhu cầu về các chuyên gia y tế, bác sĩ, y tá, điều dưỡng và những người làm việc trong các lĩnh vực liên quan. Dự kiến với sự gia tăng dân số và yêu cầu về chăm sóc sức khỏe, ngành y tế sẽ tiếp tục phát triển.
- Kỹ thuật: Các lĩnh vực kỹ thuật như kỹ sư xây dựng, kỹ sư điện tử, kỹ sư cơ khí và các chuyên gia kỹ thuật khác sẽ luôn có nhu cầu trong các dự án hạ tầng và công nghiệp.
- Giáo dục và đào tạo: Việt Nam có một dân số trẻ nhiều, do đó, ngành giáo dục và đào tạo sẽ cần nhiều giáo viên, giảng viên và nhân lực liên quan để đáp ứng nhu cầu của hệ thống giáo dục.
- Kinh doanh và quản lý: Cùng với sự phát triển của kinh tế, ngành kinh doanh và quản lý sẽ luôn cần nguồn nhân lực có kiến thức và kỹ năng quản lý.
Tuy nhiên, để có một sự nghiệp thành công trong bất kỳ ngành nghề nào, cần phải cân nhắc sở thích, kỹ năng và mục tiêu cá nhân của bạn. Ngoài ra, không nên quá phụ thuộc vào dự đoán mà nên liên tục cập nhật kiến thức và kỹ năng để thích nghi với thị trường lao động thay đổi.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Nghề nghiệp nào có nhu cầu nhân lực nhiều nhất ở Việt Nam trong tương lai?
Nên lựa chọn nghề nghiệp dựa vào các yếu tố nào?
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn nghề nghiệp của bạn nhưng quan trọng nhất trong đó chắc chắn là suy nghĩ, mục tiêu của chính bản thân bạn.
Tham khảo ý kiến của những người xung quanh có thể chỉ là một trong nhiều giải pháp, hơn ai hết, bạn phải biết rõ mình muốn làm gì và có thể làm gì thì mới có thể quyết tâm, có động lực và gắn bó lâu dài với nghề.
Một số yếu tố hàng đầu bạn nên cân nhắc, xem xét khi lựa chọn nghề nghiệp là:
1. Sở thích cá nhân
Điều đầu tiên bạn nên suy nghĩ là mình thích công việc gì, ước mơ của mình là gì. Khi còn nhỏ và trong suốt quá trình trưởng thành, một người có thể ước mơ làm giáo viên, sau đó muốn làm phi công rồi lại muốn trở thành bác sĩ. Mong muốn có thể đổi khác nhưng bạn hãy cân nhắc ở thời điểm hiện tại và trong tương lai, liệu bạn có thể vẫn còn yêu thích và gắn bó với công việc của mình hay không.
2. Năng lực thực tế
Yêu thích có thể là động lực giúp bạn xây dựng và duy trì nhiệt huyết của mình với một nghề nghiệp nhưng có thể theo đuổi nghề nghiệp đó hay không thì lại phụ thuộc vào năng lực. Bạn có thể muốn trở thành nhà thiết kế nhưng bạn không thể vẽ, cũng không có đủ sự tinh tế hay con mắt nghệ thuật thì rõ ràng thích thôi chưa đủ, bạn không phù hợp với nghề.
3. Tiềm năng của ngành
Tiếp theo đó, hãy nghĩ tới một vấn đề thực tế hơn là liệu học ngành đó ra trường bạn có dễ xin việc không? Ở thời điểm hiện tại, ngành A có thể đang rất hot nhưng liệu trong 5 năm, 10 năm, thậm chí là lâu hơn thế ngành này sẽ cạnh tranh như thế nào, liệu có bị máy móc thay thế hay không. Hãy suy nghĩ xa hơn để không rơi vào tình trạng khủng hoảng ngay sau khi học xong.
4. Mức thu nhập
Sự khác biệt chính của nghề nghiệp ước mơ và thực tế là ước mơ có thể đẹp và đầy màu hồng nhưng thực tế cần có vật chất. Bạn theo đuổi một nghề nghiệp không chỉ vì yêu thích mà đó còn là nghề giúp bạn kiếm tiền và sống cuộc sống theo ý muốn. Dù muốn làm nghề nào thì bạn cũng nhất định phải so sánh mức lương, thu nhập tiềm năng.
5. Triển vọng thăng tiến, phát triển sự nghiệp
Ngoài ra, khi đánh giá một nghề nghiệp bạn cũng có thể suy nghĩ tới triển vọng sau này có thể thăng tiến hay đi du học, có thể trở thành chuyên gia trong ngành hay không... Mặc dù là tương lai xa nhưng cũng có thể hữu ích cho sau này.
*Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Hiện nay người lao động đang được trả mức lương tối thiểu vùng là bao nhiêu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng của người lao động như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và mức lương này không được thấp hơn mức lương quy định như trên.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó cụ thể như sau:
2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.
Như vậy, theo mục tiêu được đề ra trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 sắp tới đây sẽ có nhiều thay đổi, điều chỉnh về mức lương tối thiểu để phù hợp với tình hình thực tế của kinh tế - xã hội.