Nghệ An quy định mức lương tối thiểu vùng như thế nào?
Nghệ An quy định mức lương tối thiểu vùng như thế nào?
Để biết thêm về mức lương tối thiểu vùng tại Nghệ An, người lao động có thể đọc quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng tại Nghệ An hiện nay được quy định như sau:
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
...
- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An;
...
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
...
- Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An.
...
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy, thông qua các quy định trên mức lương tối thiểu áp dụng cho các địa bàn trên tỉnh Nghệ An sẽ được áp dụng các mức sau:
- Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò và các huyện Nghi Lộc, Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An: 4.160.000 đồng/tháng hoặc 20.000 đồng/giờ
- Các huyện Quỳnh Lưu, Yên Thành, Diễn Châu, Đô Lương, Nam Đàn, Nghĩa Đàn và các thị xã Thái Hòa, Hoàng Mai thuộc tỉnh Nghệ An: 3.640.000 đồng/tháng hoặc 17.500 đồng/giờ
- Các huyện Anh Sơn, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Hợp, Thanh Chương, Kỳ Sơn, Quỳ Châu, Tân Kỳ, Tương Dương: 3.250.000 đồng/tháng hoặc 15.600 đồng/giờ.
Mức lương tối thiểu vùng tại Nghệ An (Hình từ Internet)
Công ty có được phép trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng không?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Có thể thấy, ngay trong điều luật này cũng đã quy định người sử dụng lao động không được trả mức lương theo công việc thấp hơn mức lương tối thiểu đây là yêu cầu pháp lý nhằm bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Nếu công ty trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, điều đó sẽ gây ra sự bất công cho nhân viên và ảnh hưởng xấu đến đời sống của họ. Nhân viên sẽ không có đủ tiền để trang trải cuộc sống và tăng cường năng suất làm việc, đồng thời cũng không đủ tiền để đóng các khoản bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhân viên và có thể làm giảm sản xuất và hiệu quả kinh doanh của công ty. Do đó, trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng là hành vi bất hợp pháp và bị xem là vi phạm pháp luật.
Công ty trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng cho người lao động thì bị xử lý như thế nào?
Như phân tích ở trên, hành vi công ty trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng là hành vi vi phạm về tiền lương và sẽ bị xử lý theo quy định tại
khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
....
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, nếu công ty trả lương cho người lao động thấp hơn mức tối thiểu vùng thì ngoài phạt tiền ra còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài ra nếu công ty cố tình trả lương thấp dù người lao động đã nhiều lần yêu cầu giải quyết thì người lao động thì căn cứ theo Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, người lao động gửi đơn khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, nơi công ty đặt trụ sở để được giải quyết hoặc trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quá thời hạn mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khởi kiện tại tòa án.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể: TẠI ĐÂY