Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
- Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có chức năng gì?
- Trách nhiệm của Tổng Cục Chính trị trong thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương như thế nào?
Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?
>> Chiến dịch nào chấm dứt chiến tranh Đông Dương?
>> Quân đội quốc gia Việt Nam được đổi tên thành Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm nào?
>> Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân
Theo quy định tại khoản 1 Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
Ngày 22/12 là ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là Ngày truyền thống của Tổng cục Chính trị. Cụ thể, ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22 tháng 12 năm 1944.
Đây là một ngày kỷ niệm đầy ý nghĩa và tự hào đối với dân tộc Việt Nam, vì nó đánh dấu sự ra đời của một quân đội kiểu mới, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân phục vụ.
Trên đây là thông tin về "Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy?".
>> Triển lãm Quốc phòng quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian?
>> Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm (2021-2030) nêu phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp...
>> Chi tiết đáp án 03 bộ đề tuần 3 Cuộc thi 80 năm Quân đội Nhân dân Việt Nam đầy đủ?
>> Truyền thống Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát thế nào?
Ngày truyền thống Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày mấy? (Hình từ Internet)
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có phải là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam không? Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có chức năng gì?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:
Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị là một trong những chức vụ cơ bản của sĩ quan.
Căn cứ theo Điều 2 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định như sau:
Vị trí, chức năng của sĩ quan
Sĩ quan là lực lượng nòng cốt của quân đội và là thành phần chủ yếu trong đội ngũ cán bộ quân đội, đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đảm nhiệm các chức vụ lãnh đạo, chỉ huy, quản lý hoặc trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ khác, bảo đảm cho quân đội sẵn sàng chiến đấu và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.
Trách nhiệm của Tổng Cục Chính trị trong thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 99/2019/TT-BQP trách nhiệm của Tổng Cục Chính trị trong thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương như sau:
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan, đề xuất với Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng ở bộ, ngành Trung ương, địa phương.
- Chỉ đạo các cơ quan cơ quan thuộc quyền thực hiện công tác quốc phòng theo chức năng, nhiệm vụ được giao với các nội dung:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục phổ biến đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quốc phòng ở bộ, ngành, Trung ương, địa phương; xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh toàn diện, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương, tham gia xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh;
+ Tham mưu bố trí, sử dụng, quản lý sĩ quan biệt phái thực hiện công tác quốc phòng; thẩm định, đề xuất phong quân hàm sĩ quan dự bị đối với học viên tốt nghiệp đào tạo cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự cấp xã và các đối tượng được đào tạo khác theo quy định của pháp luật;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn công tác bảo vệ chính trị nội bộ, bí mật Nhà nước, Quân đội; thực hiện chính sách hậu phương quân đội, chính sách đối với sĩ quan biệt phái; công tác thi đua, khen thưởng trong thực hiện công tác quốc phòng ở bộ, ngành trung ương, địa phương.