Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm? Viên chức quản lý dự án đường sắt hiện nay có mức lương bao nhiêu?
Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm?
Thể theo nguyện vọng của đông đảo các thế hệ cán bộ, đảng viên, công nhân viên đường sắt, ngày 11/3/1996 Thủ tướng Chính Phủ đã ký quyết định lấy ngày 21 tháng 10 hằng năm là Ngày truyền thống của ngành Đường sắt Việt Nam.
Năm 2024 là kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam (21/10/1946 - 21/10/2024).
Ngày này giúp nhắc nhở và tôn vinh những đóng góp của các thế hệ cán bộ, công nhân viên trong ngành đường sắt, từ những ngày đầu xây dựng cho đến nay. Ngành đường sắt có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, góp phần kết nối các vùng miền và thúc đẩy giao thương.
Kỷ niệm ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam 21 tháng 10 cũng là dịp để nhìn lại những thành tựu đã đạt được, đồng thời khuyến khích ngành đường sắt tiếp tục phát triển, đổi mới và hiện đại hóa.
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày truyền thống ngành Đường sắt Việt Nam 2024 là kỷ niệm bao nhiêu năm? Viên chức quản lý dự án đường sắt hiện nay có mức lương bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Viên chức quản lý dự án đường sắt hiện nay có mức lương bao nhiêu?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Xếp lương chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt
...
2. Các chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt quy định tại Thông tư này được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) được ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng I được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
b) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
c) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
d) Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
...
Theo đó hệ số lương của viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt như sau:
- Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 1 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3, nhóm 1 (A3.1) từ hệ số lương 6,20 đến hệ số lương 8,00;
- Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 2 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2, nhóm 1 (A2.1) từ hệ số lương 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 3 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1 từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp Quản lý dự án đường sắt hạng 4 được áp dụng hệ số lương viên chức loại A0 từ hệ số lương 2,10 đến hệ số lương 4,89.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV thì mức lương của viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt hiện nay được tính như sau:
Mức lương = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng
Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì hiện nay đang áp dụng mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Theo đó, mức lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt hiện nay như sau:
Chức danh nghề nghiệp viên chức | Mã số | Hệ số lương | Mức lương (từ 1/7/2024) Đơn vị: Đồng |
Quản lý dự án đường sắt hạng 1 | V.12.11.01 | 6,20 đến 8,00 | 14.508.000 đến 18.720.000 |
Quản lý dự án đường sắt hạng 2 | V.12.11.02 | 4,40 đến 6,78 | 10.296.000 đến 15.865.200 |
Quản lý dự án đường sắt hạng 3 | V.12.11.03 | 2,34 đến 4,98 | 5.475.600 đến 11.653.200 |
Quản lý dự án đường sắt hạng 4 | V.12.11.04 | 2,10 đến 4,89 | 4.914.000 đến 11.442.600 |
Lưu ý: Bảng lương viên chức chuyên ngành quản lý dự án đường sắt trên không bao gồm các khoản phụ cấp, trợ cấp.
Nhiệm vụ của quản lý dự án đường sắt hạng 1 là gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 49/2022/TT-BGTVT, Quản lý dự án đường sắt hạng 1 làm công việc như sau:
- Quản lý dự án đường sắt hạng 1 chủ trì nghiên cứu, triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
- Chủ trì tổ chức và biên soạn, hệ thống hóa các tiêu chuẩn, các nghiệp vụ quy định về chuyên ngành quản lý dự án đường sắt;
- Đứng ra chủ trì nghiên cứu hoặc tham gia xây dựng quy hoạch mạng lưới đường sắt, đề xuất các phương án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt phù hợp với tình hình đặc điểm và phương hướng phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước và của ngành, lĩnh vực;
- Chủ trì về việc xây dựng, thẩm định đề tài, đề án, dự án, chương trình khoa học và công nghệ cấp bộ, cấp tỉnh hoặc cấp cơ sở trở lên trong quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Chủ trì trong việc tổ chức thực hiện các công việc về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Chủ trì trong hoạt động chuẩn bị nội dung cho các cuộc hội thảo chuyên môn, nghiệp vụ trong nước và nước ngoài;
- Chủ trì biên soạn, xây dựng các tài liệu hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ chuyên ngành quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Ngoài ra Quản lý dự án đường sắt hạng 1 còn chủ trì tổ chức các hoạt động tập huấn chuyên đề, bồi dưỡng nghiệp vụ hoặc phổ biến kiến thức, kinh nghiệm quản lý dự án đường sắt trong phạm vi nhiệm vụ được phân công.