Ngày Quốc tế Điều dưỡng 2024 là ngày nào? Điều dưỡng viên được nhận mức lương hiện tại là bao nhiêu?
Ngày Quốc tế Điều dưỡng 2024 là ngày nào?
Ngày Quốc tế Điều dưỡng năm 2024 sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng 5.
Đây là ngày để tưởng nhớ và vinh danh công lao của Bà Florence Nightingale, người được coi là người sáng lập ra ngành Điều dưỡng.
Đây là dịp để tôn vinh những đóng góp của các điều dưỡng viên trong sự nghiệp chăm sóc sức khỏe.
Ngày Quốc tế Điều dưỡng 2024 là ngày nào? Điều dưỡng viên được nhận mức lương hiện tại là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Điều dưỡng viên được nhận mức lương hiện tại là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV quy định về cách xếp lương đối với điều dưỡng viên như sau:
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2: được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3: được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4: được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Căn cứ Nghị định 204/2004/NĐ-CP, công thức tính lương của viên chức là điều dưỡng viên trong năm 2023 như sau:
Lương = Hệ số x Mức lương cơ sở
Trong đó:
- Hệ số lương được áp dụng như nội dung được nêu trên.
- Mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng/tháng (khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15).
Như vậy, mức lương của điều dưỡng viên hiện nay như sau:
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 2: 7.920.000 đồng/tháng đến hệ số lương 12.204.000 đồng/tháng;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 3: được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 4.212.000 đồng/tháng đến hệ số lương 8.964.000 đồng/tháng;
- Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4: được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 3.348.000 đồng/tháng đến hệ số lương 7.308.000 đồng/tháng.
Điều dưỡng viên yêu cầu tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng như thế nào?
* Điều dưỡng hạng 2:
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 2 bao gồm:
- Tốt nghiệp chuyên khoa cấp 1 hoặc thạc sĩ trở lên ngành Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
* Điều dưỡng hạng 3:
Căn cứ khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 3 bao gồm:
- Tốt nghiệp đại học ngành Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng.
* Điều dưỡng hạng 4:
Căn cứ khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT) quy định tiêu chuẩn về trình độ đào tạo của chức danh điều dưỡng viên hạng 4 bao gồm:
- Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
Điều dưỡng viên được đào tạo, bồi dưỡng theo chế độ như thế nào?
Căn cứ Điều 33 Luật Viên chức 2010 quy định về chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức, cụ thể như sau:
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng viên chức
1. Việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
2. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức gồm:
a) Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
b) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
c) Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
4. Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.
Theo đó, việc đào tạo, bồi dưỡng được thực hiện đối với viên chức là điều dưỡng viên trước khi bổ nhiệm chức vụ quản lý, thay đổi chức danh nghề nghiệp hoặc nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng điều dưỡng viên phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức vụ quản lý, chức danh nghề nghiệp, yêu cầu bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Có 03 hình thức đào tạo, bồi dưỡng viên chức là điều dưỡng viên gồm:
- Đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ quản lý;
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp;
- Bồi dưỡng nhằm bổ sung, cập nhật kiến thức, kỹ năng phục vụ hoạt động nghề nghiệp.
Các bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý nhà nước về các lĩnh vực hoạt động của viên chức quy định chi tiết về nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng viên chức làm việc trong ngành, lĩnh vực được giao quản lý.