Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm? Lực lượng nào là nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân?
Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm?
Một trong những ngày lễ quan trọng ở Việt Nam vào tháng 9 là Ngày Nam Bộ kháng chiến (23 tháng 9). Ngày kỷ niệm này được thành lập để bày tỏ lòng biết ơn đối với công đóng góp của người dân Nam Bộ trong hai cuộc chiến chống thực dân Pháp và Mỹ và phe đồng minh.
Vào ngày 23 tháng 9 năm 1945, toàn bộ người dân Nam Bộ trên đất Sài Gòn cùng nhau đứng lên đấu tranh, giành lại quyền kiểm soát và tuyên bố thành lập chính quyền Cộng hòa miền Nam, khởi đầu cuộc kháng chiến đối với quân Nhật lẫn quân Pháp.
Và năm 2024 sẽ kỷ niệm 79 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945-23/9/2024).
**Thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo.
Ai sẽ là chỉ huy của lực lượng vũ trang nhân dân?
Căn cứ khoản 2 Điều 24 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nguyên tắc hoạt động và trường hợp sử dụng lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Trường hợp (1): Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trường hợp (2): Trong thi hành lệnh thiết quân luật, giới nghiêm thực hiện theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trường hợp (3): Trong tình trạng khẩn cấp do thảm họa, dịch bệnh nguy hiểm hoặc tình hình đe dọa nghiêm trọng đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trường hợp (4): Khi có nguy cơ đe dọa an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức ban bố tình trạng khẩn cấp thực hiện theo quy định của pháp luật về an ninh quốc gia và quy định khác của pháp luật có liên quan;
Trường hợp (5): Khi tham gia hoạt động góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới thực hiện theo quyết định của Hội đồng Quốc phòng và An ninh;
Trường hợp (6): Khi xảy ra tình huống phức tạp về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm; tham gia phòng, chống, khắc phục sự cố, thiên tai, dịch bệnh, việc sử dụng lực lượng vũ trang do Chính phủ quy định.
Bên cạnh đó, cũng tại Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 quy định về chỉ huy của chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ như sau:
- Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
- Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.
Ngày Nam bộ kháng chiến (23/9): Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm? Lực lượng nào là nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân?
Lực lượng nào là nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Công an nhân dân
1. Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
2. Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức, chỉ huy, bảo đảm hoạt động, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Công an nhân dân thực hiện theo quy định của Luật Công an nhân dân và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Nhà nước xây dựng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; ưu tiên hiện đại hóa một số lực lượng.
4. Công an nhân dân có trách nhiệm phối hợp với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng. Việc phối hợp giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, Công an nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân. Nhằm thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
Theo Điều 23 Luật Quốc phòng 2018 quy định về nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân như sau:
Thành phần, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân
1. Lực lượng vũ trang nhân dân gồm Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ.
2. Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước; có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
Theo đó, lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, Nhân dân, Đảng và Nhà nước.
Lực lượng vũ trang nhân dân có nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, phục vụ chiến đấu, bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Đồng thời bảo vệ Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, thành quả cách mạng; cùng toàn dân xây dựng đất nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế.