Ngày 9 11 năm 2024 là ngày gì? Được tổ chức nhằm mục đích gì? Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động trong phạm vi nào?

Ngày 9 11 năm 2024 là ngày gì? Được tổ chức nhằm mục đích gì? Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động trong phạm vi nào?

Ngày 9 11 năm 2024 là ngày gì? Được tổ chức nhằm mục đích gì?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật) được tổ chức hằng năm vào ngày 09 tháng 11, bảo đảm thiết thực, hiệu quả.
Nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.

Theo đó, ngày 9 11 năm 2024 là Ngày Pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt là Ngày Pháp luật Việt Nam).

Ngày 9 11 năm 2024 (Ngày pháp luật Việt Nam) được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội (căn cứ Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012).

Ngày 9 11 năm 2024 là ngày gì? Được tổ chức nhằm mục đích gì? Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động trong phạm vi nào?

Ngày 9 11 năm 2024 là ngày gì? Được tổ chức nhằm mục đích gì? Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động trong phạm vi nào? (Hình từ Internet)

Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động trong phạm vi nào?

Tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định như sau:

Phạm vi hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật; được cử luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật; được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Và tại Điều 3 Thông tư 01/2010/TT-BTP có quy định về hoạt động tư vấn pháp luật như sau:

Hoạt động tư vấn pháp luật
Hoạt động tư vấn pháp luật của Trung tâm tư vấn pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 77/2008/NĐ-CP bao gồm:
1. Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;
2. Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;
3. Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;
4. Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;
5. Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Theo đó, trung tâm tư vấn pháp luật được thực hiện tư vấn pháp luật. được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý. Cụ thể:

- Hướng dẫn, giải đáp pháp luật;

- Tư vấn, cung cấp ý kiến pháp lý;

- Soạn thảo đơn, hợp đồng, di chúc và các giấy tờ khác;

- Cung cấp văn bản pháp luật, thông tin pháp luật;

- Đại diện ngoài tố tụng cho người được tư vấn pháp luật để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Lưu ý: Trung tâm tư vấn pháp luật được nhận và thực hiện vụ việc trong tất cả các lĩnh vực pháp luật.

Trong đó, luật sư làm việc theo hợp đồng cho Trung tâm tham gia tố tụng để bào chữa, đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức yêu cầu tư vấn pháp luật đối với vụ việc mà Trung tâm thực hiện tư vấn pháp luật.

Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động dựa trên những nguồn kinh phí nào?

Tại Điều 9 Nghị định 77/2008/NĐ-CP có quy định về kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật như sau:

Kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật
Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động theo cơ chế tự trang trải về tài chính. Nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật gồm:
1. Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập;
2. Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
3. Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức theo quy định tại Điều 11 của Nghị định này;
4. Các khoản hỗ trợ của tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ sở đào tạo, cơ sở nghiên cứu chuyên ngành luật được trích từ nguồn thu hoạt động sự nghiệp; các khoản tài trợ của cá nhân, tổ chức trong nước và nước ngoài hỗ trợ cho hoạt động tư vấn pháp luật theo quy định của pháp luật.

Như vậy, Trung tâm tư vấn pháp luật hoạt động dựa trên những nguồn kinh phí sau:

- Kinh phí để thực hiện hoạt động tư vấn pháp luật được bố trí trong kinh phí hoạt động thường xuyên của tổ chức chính trị - xã hội đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do tổ chức chính trị - xã hội thành lập.

- Kinh phí được cấp từ việc thực hiện trợ giúp pháp lý đối với Trung tâm tư vấn pháp luật đã đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

- Thù lao thu được từ hoạt động tư vấn pháp luật cho cá nhân, tổ chức.

- Các khoản hỗ trợ, tài trợ của những cá nhân, tổ chức.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào