Ngày 7 11 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày này không?
Ngày 7 11 là ngày gì?
Ngày 7 tháng 11 là một ngày có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng trên thế giới. Một trong những sự kiện nổi bật nhất là Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, khi Vladimir Ilyich Lenin lãnh đạo phe Bolshevik nổi dậy chống lại chính phủ lâm thời của Aleksandr Fyodorovich Kerenskii, khởi đầu cho sự thành lập Liên bang Xô viết.
Ngoài ra, ngày 7 tháng 11 cũng là ngày truyền thống của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương tại Việt Nam, được công nhận từ năm 1948. Đây là dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển của Đảng bộ, ghi nhận những đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ, đảng viên.
Ngày này còn có nhiều sự kiện khác như việc thành lập Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại tại New York năm 1929, và việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2006.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 7 11 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm vào ngày 7 11 không?
Người lao động được nghỉ làm vào ngày 7 11 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Và căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Và căn cứ theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, ngày 7 11 hằng năm không phải là ngày nghỉ lễ, Tết của người lao động.
Người lao động được nghỉ làm vào ngày 7 tháng 11 năm 2024 trong các trường hợp sau:
- Nếu ngày 7 tháng 11 năm 2024 dương lịch (Thứ Năm) là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động.
Nếu ngày nghỉ hằng tuần vào ngày khác thì người lao động không được nghỉ làm vào ngày 7 tháng 11 năm 2024 dương lịch. Thông thường ngày nghỉ hằng tuần của người lao động sẽ rợi vào thứ bảy, chủ nhật.
(Ngày nghỉ hằng tuần được quy định cụ thể trong nội quy lao động và do người sử dụng lao động quyết định theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019)
- Nghỉ hằng năm theo quy định tại Điều 113 Bộ luật Lao động 2019.
- Nghỉ việc riêng theo Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Ngoài ra, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động về việc nghỉ làm vào ngày 7 tháng 11 năm 2024 (nghỉ không hưởng lương).
Khi nào NLĐ được tăng ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc?
Tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo đó, NLĐ được tăng ngày nghỉ hằng năm theo thâm niên làm việc, cụ thể như sau:
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một NSDLĐ thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định được tăng thêm tương ứng 01 ngày.