Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
Ngày 3 12 là ngày gì?
Ngày 3/12 hàng năm được chọn là Ngày Quốc tế Người khuyết tật (International Day of Persons with Disabilities) bởi Liên Hợp Quốc từ năm 1992. Ngày này nhằm nâng cao nhận thức về quyền lợi và phúc lợi của người khuyết tật trên toàn thế giới, cũng như thúc đẩy sự hòa nhập của họ vào mọi khía cạnh của xã hội.
Ngày Quốc tế Người khuyết tật ra đời từ Chương trình Thế giới Hành động về Người khuyết tật, với mục tiêu thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề khuyết tật và huy động hỗ trợ cho nhân phẩm, quyền và phúc lợi của người khuyết tật. Đây cũng là dịp để tôn vinh những nỗ lực và đóng góp của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ kinh tế, xã hội đến văn hóa.
Tại Việt Nam, ngày này cũng được tổ chức với nhiều hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về người khuyết tật, đồng thời khuyến khích sự tham gia và hòa nhập của họ vào xã hội. Những hoạt động này không chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của người khuyết tật mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái hơn.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 3 12 là ngày gì? NLĐ khuyết tật có được nghỉ vào ngày này không?
Người lao động khuyết tật có được nghỉ vào ngày 3 12 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Trong đó không có ngày nghỉ vào ngày 3 12. Do đó, doanh nghiệp không bắt buộc phải cho người lao động khuyết tật nghỉ việc hưởng nguyên lương vào ngày Ngày Quốc tế Người khuyết tật ( ngày 3 12 hằng năm).
Tuy nhiên, nhằm khuyến khích và hỗ trợ người lao động, công ty có thể có những chính sách như thưởng, tổ chức chương trình,...cho người lao động là người khuyết tật.
Ngoài ra, nếu ngày 3 12 2024 trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ vào ngày này.
Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe mấy lần trong năm khi sử dụng lao động là người khuyết tật?
Tại Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định như sau:
Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Như vậy, trong trường hợp sử dụng người lao động là người khuyết tật thì phải thực hiện khám sức khỏe 6 tháng 1 lần.