Ngày 26 9 là Ngày tránh thai thế giới? Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện gì?

Ngày tránh thai thế giới là ngày 26 9 có đúng không? Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện gì?

Ngày 26 9 là Ngày tránh thai Thế giới?

Ngày tránh thai thế giới ngày 26 9 nhằm cải thiện nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân, cộng đồng xã hội, đặc biệt là giới trẻ, nhóm vị thành niên/thanh niên, phụ nữ và nam giới trong độ tuổi sinh đẻ về các biện pháp tránh thai, giúp họ có sự lựa chọn sáng suốt về sức khỏe giới tính và sinh sản.

Đến nay, Ngày tránh thai thế giới ngày 26 9 có ý nghĩa như một chiến dịch toàn cầu, khơi dậy trách nhiệm của giới trẻ trong việc quan hệ tình dục an toàn và chủ động tránh thai. Đồng thời, khuyến khích tất cả mọi người có thể chủ động hành vi mang thai vì những lợi ích của chính mình và cộng đồng.

Các khẩu hiệu tuyên truyền trong Ngày tránh thai thế giới ngày 26 9:

- Hãy lựa chọn cho mình một biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn.

- Phụ nữ cần nắm vững thông tin về các biện pháp tránh thai để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình

- Hãy chủ động sử dụng biện pháp tránh thai để không mang thai ngoài ý muốn.

- Không mang thai ở tuổi vị thành niên vì tương lai, hạnh phúc của chính bạn.

- Hãy lắng nghe cơ thể để lựa chọn biện pháp tránh thai phù hợp và an toàn cho chính mình.

- Chủ động tránh thai, trách nhiệm không chỉ riêng ai.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày 26 9 là Ngày tránh thai thế giới?

Ngày 26 9 là Ngày tránh thai thế giới?

Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản khi đáp ứng điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Đối tượng quy định tại các điểm a, b, c, d, i, k, l, m và n khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật này được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ;
d) Lao động nữ nhờ mang thai hộ;
đ) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
e) Người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai mà các biện pháp đó phải được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
g) Lao động nam đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc có vợ sinh con, vợ mang thai hộ sinh con.
2. Đối tượng quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi.
3. Đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng liền kề trước khi sinh con.
4. Đối tượng đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 hoặc khoản 5 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con khi nhờ mang thai hộ hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 53, 54, 55 và 56 và các khoản 1, 2 và 3 Điều 58 của Luật này. Thời gian hưởng chế độ thai sản không được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
5. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng liền kề trước khi sinh con đối với trường hợp phải nghỉ việc để điều trị vô sinh.

Theo đó, người lao động sử dụng các biện pháp tránh thai được hưởng chế độ thai sản nếu các biện pháp tránh thai đó được thực hiện tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với NLĐ thực hiện biện pháp tránh thai gồm những gì?

Căn cứ theo Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định như sau:

Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản
...
3. Hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ khi khám thai theo quy định tại Điều 51 của Luật này; lao động nữ sảy thai, phá thai hoặc có thai chết trong tử cung, thai chết trong khi chuyển dạ, thai ngoài tử cung theo quy định tại Điều 52 của Luật này; người lao động thực hiện biện pháp tránh thai theo quy định tại Điều 57 của Luật này là một trong các giấy tờ sau đây:
a) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ chứng minh quá trình điều trị nội trú của người lao động trong trường hợp điều trị nội trú;
b) Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú;
c) Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.
...

Theo đó, hồ sơ đề nghị hưởng chế độ thai sản đối với NLĐ thực hiện biện pháp tránh thai là một trong các giấy tờ sau:

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện hoặc bản tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc giấy tờ chứng minh quá trình điều trị nội trú của người lao động trong trường hợp điều trị nội trú;

- Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong trường hợp điều trị ngoại trú;

- Bản chính hoặc bản sao giấy ra viện có thể hiện thông tin chỉ định về thời gian cần điều trị ngoại trú sau thời gian điều trị nội trú.

Lưu ý: Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào