Ngày 23 tháng 11 là ngày gì ở Việt Nam? Tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm những thành phần nào? Cán bộ Hội là những ai?
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì ở Việt Nam?
>> Black Friday 2024 là ngày mấy âm? Black Friday 2024: nhận quà tặng bằng hiện vật hay bằng tiền?
>> Lịch âm tháng 12 năm 2024 chi tiết, đầy đủ?
>> Ngày 23 tháng 11 là ngày đặc biệt gì ở Việt Nam?
>> 4 12 ngày Quốc tế Ôm tự do đúng không?
>> Ngày Black Friday có ý nghĩa gì? Black Friday có bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
...
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”. Hơn 70 năm qua, Hội Chữ thập đỏ đã bám sát chức năng nhiệm vụ, tôn chỉ Mục đích, nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ Đảng, Nhà nước giao trong sự nghiệp nhân đạo cao cả, góp Phần tích cực cùng hệ thống chính trị thực hiện công tác bảo đảm an sinh xã hội và tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân.
...
Theo đó, ngày 23 11 1946 là ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
Từ đó, ngày 23 tháng 11 hàng năm trở thành kỷ niệm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Trên đây là thông tin về "Ngày 23 tháng 11 là ngày gì ở Việt Nam?".
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì ở Việt Nam? Tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm những thành phần nào? Cán bộ Hội là những ai? (Hình từ Internet)
Tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm những thành phần nào?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Tổ chức Hội
1. Tổ chức của Hội gồm:
a) Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
b) Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
c) Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
d) Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Việc thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể đối với tổ chức Hội được thực hiện theo quy định của pháp luật,
2. Các loại hình tổ chức Hội khác:
a) Hội được thành lập các chi hội trực thuộc, hội đồng hoặc ban bảo trợ hoạt động Chữ thập đỏ, các đội ứng phó thảm họa, đội sơ cấp cứu Chữ thập đỏ, đội khám chữa bệnh Chữ thập đỏ lưu động, các câu lạc bộ và các loại hình hoạt động nhân đạo khác theo quy định của pháp luật.
b) Các loại hình tổ chức Hội quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này do cấp Hội thành lập, trực tiếp quản lý theo đúng tôn chỉ, Mục đích của Hội và quy định của pháp luật.
c) Ban Thường vụ Trung ương Hội hướng dẫn việc thành lập và tổ chức hoạt động của các loại hình tổ chức Hội quy định tại điểm a Khoản 2 Điều này.
Theo đó, tổ chức Hội Chữ thập đỏ Việt Nam gồm những thành phần sau:
- Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam;
- Hội Chữ thập đỏ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh);
- Hội Chữ thập đỏ huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh và tương đương (gọi chung là cấp huyện);
- Hội Chữ thập đỏ xã, phường, thị trấn và tương đương (gọi chung là cấp xã).
Cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là những ai?
Căn cứ theo Điều 17 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:
Cán bộ Hội
1. Cán bộ Hội là những người do đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền Điều động, luân chuyển, phân công, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Hội, được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội.
2. Cán bộ Hội gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.
a) Cán bộ Hội chuyên trách là người đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Hội, được đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền của Hội tuyển dụng, bổ nhiệm; được hưởng mọi quyền lợi theo quy định của Nhà nước và của Hội; có nhiệm vụ hoàn thành công việc được giao, thực hiện nghiêm chỉnh chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của Hội.
b) Cán bộ Hội không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, được đại hội cấp Hội bầu ra nhưng không đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức Hội; được cấp Hội có thẩm quyền công nhận hoặc chỉ định.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của cán bộ Hội thuộc quyền quản lý của cấp nào thì do cấp đó quy định.
4. Việc tiếp nhận, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, đánh giá, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ được thực hiện theo quy định pháp luật và của Hội về công tác cán bộ.
Theo đó, cán bộ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là những người do đại hội cấp Hội bầu ra hoặc được cấp có thẩm quyền Điều động, luân chuyển, phân công, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ Hội, được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Cán bộ Hội gồm cán bộ chuyên trách và cán bộ không chuyên trách.