Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày này không?
Ngày 17 tháng 10 là ngày gì?
Ngày 17 tháng 10 là Ngày Quốc tế Xóa nghèo (International Day for the Eradication of Poverty). Ngày này được Liên Hợp Quốc chính thức công nhận vào năm 1992 nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề nghèo đói và khuyến khích các nỗ lực xóa đói giảm nghèo trên toàn thế giới.
Mục tiêu của ngày này là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đoàn kết và hợp tác quốc tế để giải quyết vấn đề nghèo đói, đồng thời tôn vinh những nỗ lực và thành tựu của các cá nhân và tổ chức trong việc cải thiện cuộc sống của những người nghèo khó.
- Một số hoạt động thường diễn ra trong ngày này bao gồm:
+ Tổ chức hội thảo và diễn đàn: Các tổ chức phi chính phủ, cơ quan chính phủ và các tổ chức quốc tế thường tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn để thảo luận về các giải pháp xóa đói giảm nghèo.
+ Chiến dịch gây quỹ: Nhiều tổ chức từ thiện tổ chức các chiến dịch gây quỹ để hỗ trợ các dự án phát triển cộng đồng và cải thiện điều kiện sống cho người nghèo.
+ Hoạt động tình nguyện: Các nhóm tình nguyện viên tham gia vào các hoạt động như phát thực phẩm, quần áo, và các nhu yếu phẩm cho người vô gia cư và người nghèo.
+ Chương trình giáo dục: Tổ chức các lớp học, chương trình đào tạo nghề để giúp người nghèo có cơ hội học tập và cải thiện kỹ năng lao động.
- Ngoài ra, ngày 17 tháng 10 còn có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng khác như:
+ Năm 1887: Liên bang Đông Dương được thành lập với các thành viên ban đầu là Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ và Campuchia.
+ Năm 1979: Mẹ Têrêsa được trao giải Nobel Hòa bình vì những hoạt động nhân đạo của bà tại Ấn Độ
Thông tin mang tính chất tham khảo.
Ngày 17 tháng 10 là ngày gì? Người lao động được nghỉ làm hưởng nguyên lương ngày này không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm hưởng nguyên lương Ngày Quốc tế Xóa nghèo không?
Theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Như vậy, Ngày Quốc tế Xóa nghèo không phải ngày nghỉ lễ do Nhà nước quy định do đó người lao động sẽ không được nghỉ nếu như không trùng với ngày nghỉ hằng tuần.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Ngày Quốc tế Xóa nghèo thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương theo các trường hợp quy định của Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động được tính tiền làm việc vào ban ngày các ngày nghỉ lễ như thế nào?
(1) Đối với người lao động hưởng lương theo tháng, tuần, giờ:
Căn cứ khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số giờ làm thêm
Trong đó:
Trường hợp người lao động làm việc theo chế độ hưởng lương theo tháng, tuần, giờ thì vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, người lao động sẽ được nhận lương mức ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
(2) Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm:
Theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường x Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300% x Số sản phẩm làm thêm
Trong đó:
Người lao động được hưởng mức ít nhất bằng 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường, áp dụng đối với sản phẩm làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương.