Ngày 11 11 là ngày Lễ độc thân có đúng không? Người lao động độc thân có được cho về sớm vào ngày này không?
Ngày 11 11 là ngày Lễ độc thân có đúng không?
Ngày Lễ độc thân (hay còn gọi là “Single’s Day, “Ngày Double 11”, ngày “Quang côn tiết”) được tổ chức vào ngày 11 11 hàng năm. Ngày Lễ độc thân ngày 11 11 sinh ra với ý nghĩa cầu chúc cho những người đang còn độc thân sớm tìm được tình yêu của đời mình. Đối với nhiều người, ngày lễ này là cơ hội để mọi người tụ họp với bạn bè và tự thưởng cho mình những món quà, những bữa tiệc hoặc làm điều mình thích. Đây cũng là dịp để những cô gái, chàng trai chưa tìm thấy “nửa kia” của đời mình “kỷ niệm” quãng thời gian độc lập, tự do của họ trước khi bước vào mối quan hệ nào đó.
Ngày Lễ độc thân hiện nay là ngày lễ dành cho tất cả mọi người, mọi lứa tuổi không phân biệt già trẻ gái trai, chỉ có 1 tiêu chuẩn duy nhất đó là phải độc thân. Những người độc thân trong ngày lễ sẽ tụ tập ăn uống, hát hò hay uống rượu và vui hết mình và giao lưu cùng những người bạn mới, biết đâu khi bắt đầu những mối quan hệ mới họ có thể tìm kiếm nửa còn lại của mình.
Theo đó, ngày 11 11 là ngày Lễ độc thân.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày 11 11 là ngày Lễ độc thân có đúng không? Người lao động độc thân có được cho về sớm vào ngày này không?
Người lao động độc thân có được cho về sớm vào ngày này không?
Hiện nay, Bộ luật Lao động 2019 chỉ quy định trường hợp lao động nữ được hỗ trợ về sớm trong trường hợp tại Điều 137 Bộ luật Lao động 2019 quy định về bảo vệ thai sản.
Theo đó, lao động nữ sẽ được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày hoặc chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng, an toàn hơn mà không bị cắt giảm tiền lương cùng các quyền và lợi ích khác.
Đồng thời, tại Điều 80 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về chăm sóc sức khỏe đối với lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ như sau:
- Mỗi ngày 30 phút, tối thiểu là 03 ngày trong một tháng;
- Thời gian nghỉ vẫn được hưởng đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
- Thời gian nghỉ cụ thể do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động phù hợp với điều kiện thực tế tại nơi làm việc và nhu cầu của lao động nữ.
Như vậy, đối với những lao động nữ đang trong thời gian hành kinh sẽ được đi về sớm không được quá 30 phút/ngày hành kinh.
Còn trường hợp "Người lao động độc thân có được về sớm vào ngày Lễ độc thân hay không" thì hiện nay không được pháp luật hiện hành quy định. Tuy nhiên, người lao động và công ty có thể thỏa thuận về việc về sớm vào ngày này hoặc thực hiện theo nội quy lao động của công ty.
Người lao động có kỳ hạn trả lương như thế nào?
Căn cứ tại Điều 97 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Kỳ hạn trả lương
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
4. Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.
Theo đó, kỳ hạn trả lương cho người lao động được quy định như sau:
- Người lao động hưởng theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
- Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
- Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.
Lưu ý: Trường hợp vì lý do bất khả kháng mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày; nếu trả lương chậm từ 15 ngày trở lên thì người sử dụng lao động phải đền bù cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng số tiền lãi của số tiền trả chậm tính theo lãi suất huy động tiền gửi có kỳ hạn 01 tháng do ngân hàng nơi người sử dụng lao động mở tài khoản trả lương cho người lao động công bố tại thời điểm trả lương.