Ngày 1 10 là Quốc khánh của nước nào? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh ngày 1 10 của người lao động nước đó thế nào?
- Ngày 1 10 là Quốc khánh của nước nào?
- Lịch nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc (ngày 1 10) của người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam như thế nào?
- Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ lễ không?
- Thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài là bao lâu?
Ngày 1 10 là Quốc khánh của nước nào?
Ngày 1 10 (1 tháng 10) là Quốc khánh của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày này đánh dấu sự kiện lịch sử quan trọng khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa chính thức được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 1949. Vào ngày này, tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh, Chủ tịch Mao Trạch Đông đã tuyên bố thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa trước sự chứng kiến của hàng ngàn người dân. Từ đó, ngày 1 tháng 10 hàng năm trở thành ngày lễ quốc gia, được kỷ niệm rộng rãi trên khắp Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Ma Cao.
Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 1 10 là Quốc khánh của nước nào? Lịch nghỉ lễ Quốc khánh ngày 1 10 của người lao động nước đó thế nào?
Lịch nghỉ lễ Quốc khánh Trung Quốc (ngày 1 10) của người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam như thế nào?
Năm 2024, Trung Quốc sẽ kỷ niệm 75 năm ngày thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1/10/1949 - 1/10/2024), dịp này theo lịch sẽ rơi vào thứ ba trong tuần.
Tại khoản 2 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì người Trung Quốc làm việc tại Việt Nam sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 01 ngày Quốc khánh Trung Quốc.
Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có được tạm ứng tiền lương trước khi nghỉ lễ không?
Tại Điều 101 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
Tạm ứng tiền lương
1. Người lao động được tạm ứng tiền lương theo điều kiện do hai bên thỏa thuận và không bị tính lãi.
2. Người sử dụng lao động phải cho người lao động tạm ứng tiền lương tương ứng với số ngày người lao động tạm thời nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân từ 01 tuần trở lên nhưng tối đa không quá 01 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động và người lao động phải hoàn trả số tiền đã tạm ứng.
Người lao động nhập ngũ theo quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự thì không được tạm ứng tiền lương.
3. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
Như vậy, người sử dụng lao động không phải tạm ứng trước lương cho người lao động nước ngoài, tuy nhiên người lao động nước ngoài có thể tự thương lượng và thỏa thuận được tạm ứng tiền lương, tiền tạm ứng này sẽ không được tính lãi.
Thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài là bao lâu?
Tại Điều 10 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thời hạn của giấy phép lao động
Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp sau đây nhưng không quá 02 năm:
1. Thời hạn của hợp đồng lao động dự kiến sẽ ký kết.
2. Thời hạn của bên nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam.
3. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
4. Thời hạn hợp đồng hoặc thỏa thuận cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác Việt Nam và nước ngoài.
5. Thời hạn nêu trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
6. Thời hạn đã được xác định trong giấy phép hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
7. Thời hạn trong văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
8. Thời hạn trong văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam.
9. Thời hạn trong văn bản chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài trừ trường hợp không phải thực hiện báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, thời hạn của giấy phép lao động đối với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam là không quá 02 năm. Thời hạn của giấy phép lao động được cấp theo thời hạn của một trong các trường hợp được quy định như trên.