Ngành trồng cây lương thực, thực phẩm hệ cao đẳng sẽ làm những việc gì sau khi ra trường?
Ngành trồng cây lương thực, thực phẩm hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: cây lương thực, thực phẩm (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Trồng cây lương thực, thực phẩm trình độ cao đẳng là ngành, nghề thực hiện các công việc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lương thực thực phẩm, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của nghề chủ yếu là: Trồng, chăm sóc, bảo vệ, thu hoạch, sơ bảo quản cây lương thực thực phẩm, tổ chức và thực hiện đúng yêu cầu kỹ thuật, đạt năng suất chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng, năng lực chuyên môn, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Theo quy định trên thì ngành trồng cây lương thực, thực phẩm được giới thiệu là ngành thực hiện các công việc kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lương thực thực phẩm
Ngành trồng cây lương thực, thực phẩm hệ cao đẳng sẽ làm những việc gì sau khi ra trường?
Kỹ năng cá nhân cần phải có khi tốt nghiệp ngành trồng cây lương thực, thực phẩm hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Xây dựng được kế hoạch sản xuất, trồng chăm sóc và thu hoạch phù hợp với từng loại cây trồng và thị trường tiêu thụ;
- Tính được các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật về trồng và chăm sóc cây lương thực thực phẩm;
- Xây dựng được kế hoạch và tổ chức thực hiện sản xuất giống cây trồng, trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;
- Thực hiện được các bước chuẩn bị cây giống, trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển cây lương thực thực phẩm;
- Sử dụng được thiết bị, công cụ phục vụ trồng chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây lương thực thực phẩm;
- Nghiệm thu đánh giá được kết quả trồng và chăm sóc và thu hoạch cây lương thực thực phẩm;
- Thực hiện được quy trình thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cây lương thực thực phẩm;
- Ứng dụng được công nghệ mới vào trong sản xuất cây lương thực thực phẩm;
- Tuyên truyền, phổ biến được kiến thức chuyên môn, thị trường, quy định và chính sách liên quan đến nghề lương thực thực phẩm.
- Tổng hợp được thông tin, viết và trình bày báo cáo;
- Đánh giá, lập được kế hoạch phát triển nông thôn;
- Thực hiện được mô hình sản xuất kinh doanh nông nghiệp.
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học ngành trồng cây lương thực thực phẩm hệ cao đẳng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về năng lực trong tương lai người học sau khi ra trường ngành này cần trang bị các kỹ năng được nêu ở trên.
Bên cạnh đó, người học cần nắm vững các kiến thức cơ bản tại tiểu mục 2 Mục A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kiến thức
- Trình bày được các văn bản quy định về quy trình kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật trồng cây lương thực, thực phẩm;
- Trình bày được các kiến thức cơ bản về công nghệ mới trong sản phẩm vật tư cho sản xuất nông nghiệp;
- Trình bày được các bước xây dựng kế hoạch, tổ chức, thực hiện sản xuất giống, trồng và chăm sóc cây lương thực, thực phẩm phù hợp nhu cầu thị trường và định hướng nông nghiệp;
- Trình bày được yêu cầu cầu kỹ thuật trồng mốt số loài cây lương thực, thực phẩm;
- Mô tả được các bước kỹ thuật trồng, chăm sóc, quản lý, bảo vệ và phát triển một số cây lương thực, thực phẩm;
- Trình bày được quy trình sử dụng thiết bị, công cụ phục vụ trồng và chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh hại, thu hoạch và sơ chế bảo quản cây lương thực, thực phẩm;
- Trình bày được kiến thức chung về công nghệ mới về sản xuất cây lương thực thực phẩm;
- Trình bày được phương pháp tổng hợp thông tin, viết và trình bày báo cáo;
- Trình bày được một số kiến thức về kinh doanh liên quan đến cây lương thực, thực phẩm;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Học ngành trồng cây lương thực, thực phẩm hệ cao đẳng ra trường làm những công việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lập kế hoạch và quản lý sản xuất;
- Trồng và chăm sóc cây lương thực;
- Trồng và chăm sóc cây thực phẩm;
- Phòng trừ dịch hại cây lương thực, thực phẩm;
- Thu hoạch và sơ bảo quản cây lương thực, thực phẩm.
Theo đó, người học ngành trồng cây lương thực thực phẩm cao đẳng sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm của ngành, nghề nêu ở trên.
Bên cạnh đó, để hành nghề này người lao động phải có thêm những tiêu chí sau đây:
- Sức khỏe tốt,
- Đạo đức nghề nghiệp tốt,
- Có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc.
- Cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng, năng lực chuyên môn, mở rộng kiến thức xã hội,
- Rèn luyện tính cẩn thận, chi tiết, rõ ràng,
- Xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.