Ngành điện tàu thủy là gì? Học ngành này hệ cao đẳng có thể làm những vị trí nào?
Ngành điện tàu thủy là gì?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục A Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử và viễn thông (sau đây là gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Điện tàu thủy trình độ cao đẳng là ngành, nghề mà người hành nghề vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống điện, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện và hệ thống điện trên tàu thủy theo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trên tàu thủy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đăng kiểm; thực hiện kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp đặt và sửa chữa, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người hành nghề Điện tàu thủy thường làm việc trên các tàu biển, làm việc trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển. Môi trường làm việc thường chật hẹp, tiếng ồn lớn, độ rung động cao, chịu nhiều tác động của thời tiết khắc nghiệt, công việc mang tính độc lập và tập thể, có tính chất kỷ luật cao. Người lao động phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy ngành điện tàu thủy hệ cao đẳng định pháp luật quy định là nghề mà người hành nghề vận hành, hiệu chỉnh các hệ thống điện, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị điện và hệ thống điện trên tàu thủy theo yêu cầu kỹ thuật, lắp đặt hệ thống thiết bị điện trên tàu thủy đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của đăng kiểm; thực hiện kiểm tra nghiệm thu sau khi lắp đặt và sửa chữa.
Ngành điện tàu thủy là gì? Học ngành này hệ cao đẳng có thể làm những vị trí nào?
Sau khi ra trường ngành điện tàu thủy hệ cao đẳng cần có những kỹ năng nào?
Căn cứ tiểu mục 3 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kỹ năng
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ đồ nghề, các dụng cụ kiểm tra, đo lường và các đồ dùng chuyên dụng trong nghề;
- Vận hành thành thạo hệ thống trạm phát điện tàu thủy;
- Vận hành thành thạo các bảng điện trên tàu thủy;
- Bảo dưỡng được các hệ thống điều khiển trong hệ thống điện;
- Bảo dưỡng được các loại khí cụ điện trên tàu thủy;
- Sửa chữa được hư hỏng các loại máy biến áp trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các máy phát điện xoay chiều một pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại động cơ điện xoay chiều ba pha trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy phát điện xoay chiều trên tàu thủy;
- Sửa chữa được các loại máy phát điện một chiều trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điện chiếu sáng và điện sinh hoạt trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các bảng tụ điện trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điện động lực trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống điều khiển trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống thông tin và tín hiệu hàng hải trên tàu thủy;
- Lắp đặt được các hệ thống báo động trên tàu thủy;
- Kiểm tra trực ca tàu biển;
- Nghiệm thu được các hệ thống điện tàu thủy đúng quy trình, đảm bảo chất lượng, an toàn;
- Tổ chức thực hiện được các nhiệm vụ, công việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp và phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, cá nhân sau khi học ngành điện tàu thuỷ hệ cao đẳng cần đảm bảo nắm được các kỹ năng nêu trên để mở rộng cơ hội việc làm cũng như đáp ứng được các tiêu chuẩn cho vị trí việc làm sau này.
Học ngành điện tàu thủy hệ cao đẳng có thể làm vị trí nào?
Căn cứ tiểu mục 5 Mục A Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 48/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp đặt hệ thống điện tàu thủy;
- Vận hành hệ thống điện tàu thủy;
- Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống điện tàu thủy;
- Nghiệm thu các hệ thống điện tàu thủy;
Từ quy định trên có thể thấy cá nhân có năng lực đáp ứng các yêu cầu thì có thể đảm nhận được các vị trí việc làm nên trên tại các tàu biển, làm việc trong các nhà máy đóng mới và sửa chữa tàu biển.
Ngoài ra với ngành này đòi hỏi người làm phải có đủ sức khỏe, có tâm về nghề nghiệp và có đủ năng lực kiến thức kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ, có khả năng thích ứng nhanh với công việc để hoàn thành nhiệm vụ được giao.