Ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng là gì? Học ngành này có thể làm vị trí nào sau khi ra trường?
Ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: bảo vệ thực vật (Sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Bảo vệ thực vật trình độ cao đẳng là ngành, nghề đào tạo các nội dung về: Đất, phân bón, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, nghiên cứu và thực nghiệm sâu về các kiến thức về sâu hại, bệnh hại cây trồng và các biện pháp quản lý phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và các công việc khác, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các nhiệm vụ của nghề bao gồm từ việc bảo vệ cây trồng trên hiện trường đến công tác nghiên cứu, tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Người làm nghề bảo vệ thực vật có thể làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trong các cơ quan, tổ chức liên quan đến bảo vệ thực vật.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1800 giờ (tương đương 65 tín chỉ).
Như vậy, theo quy định trên thì ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng được giới thiệu là ngành nghề đào tạo các nội dung về: Đất, phân bón, môi trường sống, kỹ thuật trồng và chăm sóc cây trồng, nghiên cứu và thực nghiệm sâu về các kiến thức về sâu hại, bệnh hại cây trồng và các biện pháp quản lý phòng trừ sâu bệnh, dịch hại trên cây trồng và các công việc khác,
Các nhiệm vụ của nghề bảo vệ thực vật bao gồm từ việc bảo vệ cây trồng trên hiện trường đến công tác nghiên cứu, tổ chức sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng là gì? Học ngành này có thể làm vị trí nào sau khi ra trường?
Kỹ năng cá nhân cần phải có khi tốt nghiệp ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Nhận biết chính xác các loại dịch hại và đưa ra biện pháp phòng trừ hiệu quả;
- Tổ chức điều tra phát hiện, dự tính dự báo dịch hại trên cây trồng;
- Lập được kế hoạch phòng trừ sinh vật hại cây trồng định kỳ, đột xuất;
- Tổ chức bố trí thí nghiệm và khảo nghiệm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật;
- Thực hiện được công tác khuyến nông liên quan đến bảo vệ thực vật;
- Thực hiện sản xuất và kinh doanh và các hoạt động khác liên quan đến lĩnh vực bảo vệ thực vật theo đúng các quy định hiện hành của pháp luật;
- Quản lý hiệu quả hoạt động kinh doanh thuốc bảo vệ thực đảm bảo an toàn;
- Thực hiện được quy trình phân tích, giám định dịch hại trong phòng thí nghiệm;
- Thực hiện được quy trình kiểm định thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, người học bảo vệ thực vật hệ cao đẳng để có thể đáp ứng được các yêu cầu về năng lực trong tương lai người học sau khi ra trường (đã hoàn thành 1800 giờ tương đương 65 tín chỉ của ngành) cần trang bị các kỹ năng được nêu ở trên.
Trong đó có cả kỹ năng về ngoại ngữ là sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Học ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng ra trường làm những công việc gì?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 52/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Điều tra sinh vật hại;
- Dự tính, dự báo sinh vật hại;
- Phòng trừ sinh vật hại;
- Khuyến nông bảo vệ thực vật;
- Kinh doanh phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;
- Khảo nghiệm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật;
- Kiểm dịch thực vật;
- Phân tích, giám định dịch hại;
- Kiểm định phân bón và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
Theo đó, người học ngành bảo vệ thực vật hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu có thể đảm nhiệm các vị trí việc làm của ngành, nghề nêu ở trên và có thể làm việc trong các nông hộ, trang trại, hợp tác xã, công ty sản xuất, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật, trong các cơ quan, tổ chức liên quan đến bảo vệ thực vật.