Nếu sau 2026 không còn dùng mức lương cơ sở 2,34 triệu thì có phải xây dựng bảng lương mới hay không?

Theo nội dung trong Kết luận 83 thì sau 2026 không còn dùng lương cơ sở 2,34 triệu thì có phải xây dựng bảng lương mới hay không?

Lương cơ sở 2,34 triệu hiện nay có dùng để tính mức lương trong bảng lương không?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Mức lương cơ sở
1. Mức lương cơ sở dùng làm căn cứ:
a) Tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 Nghị định này;
b) Tính mức hoạt động phí, sinh hoạt phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính các khoản trích và các chế độ được hưởng theo mức lương cơ sở.
...

Theo đó, từ ngày 01/7/2024 lương cơ sở mới được dùng để tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Căn cứ theo Thông tư 07/2024/TT-BNV có quy định cách tính mức lương như sau:

Mức lương từ 1/7/2024 = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Xem thêm:

>> Mức tham chiếu thay mức lương cơ sở từ 01/7/2025 để làm căn cứ mức thấp và cao nhất của tiền lương đóng BHXH

>> Đề xuất thực hiện 5 bảng lương mới sau 2026 theo Nghị quyết 27

>> Điều chỉnh lương hưu từ 01/7/2025 không còn dựa vào tăng trưởng kinh tế có đúng không?

>> Chưa bãi bỏ mức lương cơ sở thì mức tham chiếu từ 01/7/2025 là bao nhiêu?

Nếu sau 2026 không còn dùng lương cơ sở 2,34 triệu thì có phải xây dựng bảng lương mới hay không?

Nếu sau 2026 không còn dùng lương 2,34 triệu thì có phải xây dựng bảng lương mới hay không?

Nếu sau 2026 không còn dùng lương cơ sở 2,34 triệu thì có phải xây dựng bảng lương mới hay không?

Về tiến độ thực hiện những nội dung cải cách tiền lương trong Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 được Ban chấp hành Trung ương Kết luận 83-KL/TW năm 2024 như sau:

Việc triển khai thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên cần rà soát, nghiên cứu kỹ lưỡng, thấu đáo, toàn diện; đồng thời, phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều các quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước để trình Trung ương xem xét, điều chỉnh một số nội dung của Nghị quyết 27 cho phù hợp với tình hình thực tiễn. Từ tình hình trên và căn cứ Nghị quyết 27, Bộ Chính trị giao Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ đạo Chính phủ thực hiện cải cách tiền lương khu vực công theo lộ trình, từng bước, hợp lý, thận trọng, khả thi.

Trong đó, thực hiện 7 nội dung quan trọng và không có nội dung về xây dựng bảng lương mới theo Nghị quyết 27.

Theo nội dung cải cách tiền lương trong Nghị quyết 27 một trong những yếu tố để thiết kế bảng lương mới là bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương hiện nay, xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể trong bảng lương mới.

Như vậy, hiện tại sẽ không thực hiện bãi bỏ lương cơ sở và xây dựng bảng lương mới mà sẽ thực hiện điều chỉnh mức lương từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) kể từ ngày 01/7/2024 (Nghị định 73/2024/NĐ-CP).

Đồng thời, theo nội dung tổ chức thực hiện tại Kết luận 83-KL/TW năm 2024 đã có đề cập như sau:

Tổ chức thực hiện
Bộ Chính trị yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp căn cứ Kết luận này khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
..
5.2. Ban Kinh tế Trung ương chủ trì sơ kết việc thực hiện Nghị quyết số 27-NQ/TW, trong đó phối hợp với Ban cán sự đảng Bộ Nội vụ và các ban, bộ, ngành có liên quan nghiên cứu đánh giá sự phù hợp, tính khả thi và đề xuất việc thực hiện 5 bảng lương và 9 chế độ phụ cấp mới của khu vực công cho phù hợp để trình Trung ương xem xét sau năm 2026 khi Bộ Chính trị ban hành và triển khai thực hiện hệ thống Danh mục vị trí việc làm trong hệ thống chính trị.
...

Như vậy, nếu sau thời gian 2026 có tiếp tục tiến hành thực hiện 5 bảng lương mới theo Nghị quyết 27 và bãi bỏ lương cơ sở và hệ số lương thì lúc này sẽ phải xây dựng bảng lương mới theo đúng tinh thần của Nghị quyết 27, cụ thể:

Xây dựng, ban hành hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành; chuyển xếp lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng, gồm:

- 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo (bầu cử và bổ nhiệm) trong hệ thống chính trị từ Trung ương đến cấp xã.

- 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo; mỗi ngạch công chức, chức danh nghề nghiệp viên chức có nhiều bậc lương.

- 03 bảng lương đối với lực lượng vũ trang, gồm: 1 bảng lương sĩ quan quân đội, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ công an (theo chức vụ, chức danh và cấp bậc quân hàm hoặc cấp hàm); 1 bảng lương quân nhân chuyên nghiệp, chuyên môn kỹ thuật công an và 1 bảng lương công nhân quốc phòng, công nhân công an.

Nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 là gì?

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 đã chỉ ra nguyên nhân cần thực hiện cải cách tiền lương nói chung và lương công chức viên chức nói riêng như sau:

- Chính sách tiền lương trong khu vực công còn phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo; còn mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

- Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương.

- Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

- Chưa phát huy được quyền, trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong việc đánh giá và trả lương, thưởng, gắn với năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

- Từ những hạn chế và bất cập nêu trên có nguyên nhân khách quan từ nội lực nền kinh tế còn yếu, chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; tích luỹ còn ít, nguồn lực nhà nước còn hạn chế... nhưng nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.

- Việc thể chế hoá các chủ trương của Đảng về chính sách tiền lương còn chậm, chưa có nghiên cứu căn bản và toàn diện về chính sách tiền lương trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

- Tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị còn cồng kềnh; chức năng, nhiệm vụ còn chồng chéo, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chưa cao. Số đơn vị sự nghiệp công lập tăng nhanh, số người hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước còn quá lớn.

- Việc xác định vị trí việc làm còn chậm, chưa thực sự là cơ sở để xác định biên chế, tuyển dụng, đánh giá cán bộ, công chức, viên chức và trả lương.

- Việc thanh tra, kiểm tra, giám sát, hệ thống thông tin thị trường lao động, tiền lương, năng lực thương lượng về tiền lương của người lao động trong ký kết hợp đồng lao động và vai trò của tổ chức công đoàn trong các thoả ước lao động tập thể còn hạn chế.

- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách tiền lương chưa tốt, dẫn đến việc xây dựng và thực hiện một số chính sách còn chưa tạo được đồng thuận cao.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào