Năm nhuận có bao nhiêu ngày? NLĐ được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày trong năm nhuận?
Năm nhuận có bao nhiêu ngày?
Năm nhuận được tính theo lịch mặt trời, là khi mà trái đất quay đủ một vòng xung quanh mặt trời mất 365 ngày 6 giờ. Năm dương lịch được tính là 365 ngày nên mỗi năm dương lịch trôi qua sẽ bị dư ra 6 giờ và 4 năm liên tiếp dồn lại sẽ thừa ra 24 giờ, bằng đúng số giờ của một ngày.
Lịch tính thời gian theo mặt trăng được gọi là âm lịch. Một tháng mặt trăng trung bình sẽ có 29,5 ngày. Một năm âm lịch chỉ có 354 ngày (tức là ngắn hơn năm dương lịch 11 ngày). Vậy nên cứ ba năm thì âm lịch lại ngắn hơn dương lịch đến 33 ngày.
Cơ sở để người ta tính lịch dương là dựa vào chu kì quay quanh mặt trời của Trái Đất. Để âm lịch vừa chỉ được tuần trăng lại vừa không có sự sai lệch với thời tiết của bốn mùa thì cứ 3 năm âm lịch người ta lại có thêm một tháng nhuận để năm âm lịch không lệch quá nhiều so với năm dương lịch. Tuy nhiên, năm âm lịch vẫn chậm hơn so với năm dương lịch. Người ta đã khắc phục được tình trạng đó bằng cách đó là cứ cách 19 năm lại có một lần cách 2 năm thêm tháng nhuận. Trong 19 năm dương lịch thì có 228 tháng dương lịch, tương ứng với đó là 235 tháng âm lịch - thừa bảy tháng so với năm dương lịch. Bảy tháng này được gọi là bảy tháng nhuận và được quy ước vào các năm thứ 3, 6, 9 hoặc 8, 11, 14, 17, 19 của chu kì 19 năm.
Như vậy, qua những thông tin về năm nhuận ở trên, ta có thể biết được năm nhuận theo dương lịch thì có 366 ngày. Tính theo thời gian của Trái Đất xoay xung quanh mặt trời hết 365 ngày 6 giờ nên cứ 4 năm thì sẽ dư 24 giờ và ngày này sẽ gọi là ngày nhuận.
Tính theo âm lịch thì một năm có 354 - 355 ngày. Cứ ba năm thì sẽ dư ra một tháng và tháng đó được gọi là tháng nhuận.
Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo
Năm nhuận có bao nhiêu ngày? NLĐ được nghỉ hằng năm bao nhiêu ngày trong năm nhuận? (Hình từ Internet)
Người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ hằng năm trong năm nhuận?
Tại khoản 4 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ hằng năm
...
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
Bên cạnh đó, tại Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo quy định trên, ngày nghỉ hằng năm của người lao động không phụ thuộc vào năm đó có nhuận hay không. Người lao động làm việc đủ năm cho người sử dụng lao động sẽ được nghỉ hằng năm từ 12 đến 16 ngày làm việc.
Người lao động cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Ví dụ: Người lao động làm việc đủ 12 tháng, làm công việc trong điều kiện bình thường được nghỉ phép trong năm là 12 ngày làm việc. Khi có đủ từ 5 năm làm việc cho 1 người lao động trở lên thì số ngày nghỉ phép năm tăng lên 13 ngày.
Tương tự ngày nghỉ phép năm tăng lên 15 ngày đối với công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật; tăng lên 17 ngày đối với người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Thời gian thử việc có được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm hay không?
Tại khoản 2 Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
...
Theo đó, thời gian thử việc được xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.