Năm 2024 là năm con gì? Ngành nghề nào sẽ phát triển mạnh vào năm 2024?
Năm 2024 là năm con gì?
Năm 2024 là năm con Rồng, theo thứ tự 12 con giáp của Việt Nam. Năm 2024 bắt đầu từ ngày 10/02/2024 đến ngày 28/01/2025 theo lịch dương. Theo lịch vạn niên, năm 2024 sẽ là năm thiên can Giáp, địa chi Thìn.
Năm 2024 là năm con gì? Ngành nghề nào sẽ phát triển mạnh vào năm 2024? (Hình từ Internet)
Ngành nghề nào sẽ phát triển mạnh vào năm 2024?
Có nhiều lĩnh vực kinh doanh và ngành nghề được dự đoán sẽ phát triển mạnh vào năm 2024.
- Một số lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn năm 2024 bao gồm: công nghệ thông tin, y tế, năng lượng tái tạo, thực phẩm hữu cơ, du lịch và dụng cụ thể thao và thực phẩm chức năng.
Các lĩnh vực này đều có tiềm năng phát triển cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội và thị trường, cũng như tận dụng các cơ hội từ toàn cầu hóa và khu vực hóa.
- Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin có xu hướng phát triển mạnh năm 2024 bao gồm: phát triển phần mềm, dịch vụ điện toán đám mây, an ninh mạng, công nghệ trí tuệ nhân tạo, công nghệ Blockchain, công nghệ IoT và dịch vụ tư vấn và giám sát mạng.
Các ngành nghề này đòi hỏi người lao động có trình độ giáo dục cao, kỹ năng chuyên môn tốt, sự sáng tạo và linh hoạt.
- Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực y tế có xu hướng phát triển mạnh năm 2024 bao gồm: bác sĩ, y tá, dược sĩ, nhà khoa học y sinh, nhà phân tích dữ liệu y tế và nhà quản lý chăm sóc sức khỏe.
Các ngành nghề này đòi hỏi người lao động có kiến thức chuyên sâu, kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm, sự trách nhiệm và đạo đức.
- Một số ngành nghề thuộc lĩnh vực du lịch có xu hướng phát triển mạnh năm 2024 bao gồm: hướng dẫn viên du lịch, nhân viên khách sạn, nhà hàng, quản lý du lịch, nhà tổ chức sự kiện và nhà phát triển du lịch.
Các ngành nghề này đòi hỏi người lao động có kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, thuyết phục và xử lý tình huống.
Ngoài ra, còn có một số ngành nghề khác được dự đoán có triển vọng trong tương lai, bao gồm: giáo dục, luật, kinh tế, kỹ thuật, truyền thông và marketing,...
Lương tối thiểu vùng của người lao động hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
- Vùng I: Mức lương tối thiểu tháng là 4.680.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 22.500 đồng.
- Vùng II: Mức lương tối thiểu tháng là 4.160.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 20.000 đồng.
- Vùng III: Mức lương tối thiểu tháng là 3.640.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 17.500 đồng.
- Vùng IV: Mức lương tối thiểu tháng là 3.250.000 đồng và mức lương tối thiểu giờ là 15.600 đồng.
Theo đó, căn cứ vào nơi mà người lao động làm việc thuộc vùng nào để xác định mức lương tối thiểu vùng theo quy định trên.
Trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
...
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi không trả hoặc trả không đủ cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc người sử dụng lao động trả đủ khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cộng với khoản tiền lãi của số tiền đó tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này.
Lưu ý: theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, tùy vào số lượng người lao động bị trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng mà người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và từ 40 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm.
Ngoài việc bị phạt tiền, người sử dụng lao động còn buộc phải trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền trả thiếu cho người lao động. Mức lãi suất sẽ được tính theo mức lãi tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm doanh nghiệp bị xử phạt.