Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng Thủ đô? NLĐ có phải đi làm vào ngày này không?
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng Thủ đô?
Năm 2024 đánh dấu kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội, một sự kiện lịch sử quan trọng diễn ra vào ngày 10 tháng 10 năm 1954. Vào ngày này, quân đội và nhân dân Hà Nội đã chính thức tiếp quản Thủ đô từ tay thực dân Pháp, kết thúc gần một thế kỷ bị đô hộ. Sự kiện này không chỉ mang ý nghĩa giải phóng về mặt quân sự mà còn là biểu tượng của sự đoàn kết và quyết tâm của toàn dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô là dịp để người dân Hà Nội và cả nước nhìn lại chặng đường đã qua, tôn vinh những hy sinh và đóng góp của các thế hệ đi trước. Đồng thời, đây cũng là cơ hội để thúc đẩy tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc và khuyến khích thế hệ trẻ tiếp tục phấn đấu xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Các hoạt động kỷ niệm sẽ bao gồm lễ diễu hành, triển lãm, hội thảo và nhiều chương trình văn hóa nghệ thuật, nhằm tái hiện lại những khoảnh khắc lịch sử và tôn vinh những giá trị truyền thống của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
Ngày 02/7/2024, Ban Tuyên giáo Thành ủy có Văn bản 161-HD/BTGTU, hướng dẫn tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xem chi tiết Văn bản 161-HD/BTGTU năm 2024: Tại đây.
Năm 2024 kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày Giải phóng Thủ đô? NLĐ có phải đi làm vào ngày này không?
Người lao động có phải đi làm vào ngày Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô hay không?
Tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
...
Và tại khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 có quy định thì:
Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
...
Theo quy định trên, người lao động sẽ được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương 06 dịp lễ, tết trong năm đó là:
- Tết Dương lịch;
- Tết Âm lịch;
- Ngày Chiến thắng;
- Ngày Quốc tế lao động;
- Quốc khánh;
- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương.
Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10 năm 2024) không phải ngày nghỉ lễ của người lao động. Do đó người lao động sẽ không được nghỉ làm hưởng nguyên lương vào ngày này và vẫn phải đi làm bình thường.
Trường hợp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10 năm 2024) trùng với ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động sẽ được nghỉ làm không hưởng lương.
Tuy nhiên, người lao động nếu có nhu cầu nghỉ vào Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10 tháng 10 năm 2024) thì có thể làm đơn xin nghỉ hưởng lương hoặc nghỉ không hưởng lương nếu thuộc trường hợp theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 1 Điều 115 Bộ luật Lao động 2019.
Người lao động đi làm vào các ngày nghỉ lễ được nhận mức lương thế nào?
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
...
Như vậy, người lao động đi làm dịp lễ thì được hưởng mức lương sau:
- Người lao động làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
- Người lao động làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
*Lưu ý: Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết (theo khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP).