Năm 2024 kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đúng không? Có bao nhiêu ngạch sĩ quan quân đội hiện nay?
Năm 2024 kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam đúng không?
Căn cứ tại Mục 2 Hướng dẫn 160-HD/BTGTW năm 2024 quy định:
CHỦ ĐỀ VÀ NỘI DUNG TUYÊN TRUYỀN
1. Chủ đề tuyên truyền
“QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VỮNG MẠNH VỀ CHÍNH TRỊ, TINH, GỌN, MẠNH, TIẾN LÊN HIỆN ĐẠI”
2. Nội dung tuyên truyền
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944); quá trình xây dựng, trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam 80 năm qua, gắn với truyền thống đấu tranh cách mạng vẻ vang của Đảng Cộng sản Việt Nam cũng như những thắng lợi vĩ đại trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và làm tròn nghĩa vụ quốc tế; khẳng định bản lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - một đội quân cách mạng, từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu, một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng quân đội nhân dân; đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quân sự, quốc phòng gắn với xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng "thế trận lòng dân", nhất là những tư duy, quan điểm mới được nêu trong Nghị quyết số 44-NQ/TW ngày 24/11/2023 của Hội nghị Trung ương 8 (khóa XIII) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới; Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/4/2018 của Bộ Chính trị (khóa XII) về Chiến lược quốc phòng Việt Nam; Nghị quyết số 05-NQ/TW ngày 17/01/2022 của Bộ Chính trị về tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo, tạo tiền đề vững chắc xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 26/01/2022 của Bộ Chính trị về "Đẩy mạnh phát triển Công nghiệp quốc phòng đến năm 2030 và những năm tiếp theo"; những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
...
Theo đó, ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày 22 12 1944.
Như vậy, năm 2024, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Năm 2024 kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đúng không?
Có bao nhiêu ngạch sĩ quan quân đội hiện nay?
Căn cứ tại Điều 8 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định:
Ngạch sĩ quan
Sĩ quan chia thành hai ngạch: sĩ quan tại ngũ và sĩ quan dự bị.
Theo đó, hiện nay có 2 ngạch sĩ quan quân đội là sĩ quan quân đội tại ngũ và sĩ quan quân đội dự bị.
Các chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội là gì?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định:
Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Theo đó, các chức vụ cơ bản của sĩ quan quân đội gồm có:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
- Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
- Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
- Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
- Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
- Trung đội trưởng.