Muốn làm vị trí phục hồi chức năng về vật lý trị liệu hệ cao đẳng thì nên học ngành nào?
- Muốn làm vị trí Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu hệ cao đẳng thì nên học ngành nào?
- Pháp luật quy định như thế nào về ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng?
- Kỹ năng cần có để đảm nhiệm vị trí phục hồi chức năng về vật lý trị liệu khi học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng là gì?
Muốn làm vị trí Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu hệ cao đẳng thì nên học ngành nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
5. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu;
- Phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.
Sau khi tốt nghiệp, người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có thể đảm nhận vị trí về phục hồi chức năng vật lý trị liệu.
Hiện nay kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng rất phổ biến và được lựa chọn để điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng cho người bệnh. Đây cũng là một trong các nguyên nhân ngành này cần tìm kiếm nguồn nhân lực, người học sau khi ra trường cũng có nhiều cơ hội việc làm hơn.
Muốn làm vị trí Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu hệ cao đẳng thì nên học ngành nào?
Pháp luật quy định như thế nào về ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
1. Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng là ngành, nghề chuyên khoa về kỹ thuật y học hiện đại, áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các kỹ thuật cơ bản được sử dụng trong ngành phục hồi chức năng bao gồm: Vận động trị liệu, hoạt động trị liệu, điện trị liệu, nhiệt trị liệu, ánh sáng trị liệu, xoa bóp trị liệu, kéo giãn trị liệu, v.v... Hiện nay kỹ thuật vật lý trị liệu - phục hồi chức năng rất phổ biến và được lựa chọn để điều trị cho người bệnh phục hồi chức năng cho người bệnh.
Ngành, nghề Kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng có 2 lĩnh vực làm việc chính là: Phục hồi chức năng về vật lý trị liệu, phục hồi chức năng về hoạt động trị liệu.
Các Kỹ thuật viên Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng khi ra trường có thể làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, đối với ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng cũng được pháp luật quy định và giới thiệu đây là ngành, nghề chuyên khoa về kỹ thuật y học hiện đại, áp dụng những phương pháp điều trị bằng vật lý và không sử dụng thuốc trong quá trình điều trị cho người bệnh.
Với vị trí phục hồi chức năng về vật lý trị liệu khi ra trường có thể làm việc trong các Bệnh viện, Trung tâm điều dưỡng – Phục hồi chức năng; Trung tâm chỉnh hình – Phục hồi chức năng, phòng khám, các cơ sở y tế nhà nước và tư nhân.
Kỹ năng cần có để đảm nhiệm vị trí phục hồi chức năng về vật lý trị liệu khi học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng là gì?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Chương 2 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng ngành, nghề: kỹ thuật vật lý trị liệu và phục hồi chức năng ban hành kèm theo Thông tư 54/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
3. Kỹ năng
- Giao tiếp với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp hiệu quả;
- Thực hiện thành thạo sơ cấp cứu ban đầu;
- Xác định được vị trí giải phẫu cơ - xương - thần kinh trên người bệnh;
- Lượng giá thành thạo chức năng hệ vận động của cơ thể;
- Vận hành thành thạo an toàn và bảo quản tốt các trang thiết bị chuyên ngành Phục hồi chức năng;
- Thực hiện thành thạo các thao tác tập vận động trị liệu, các phương pháp điều trị vật lý trị liệu, vật lý trị liệu hệ tim mạch - hô hấp, vật lý trị liệu hệ thần kinh – cơ, vật lý trị liệu cơ xương;
- Áp dụng các phương pháp châm cứu và chữa bệnh không dùng thuốc (y học cổ truyền) phục hồi chức năng cho người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh, gia đình người bệnh sử dụng thành thạo một số dụng cụ trợ giúp đơn giản hỗ trợ trong điều trị;
- Hướng dẫn thành thạo các phương pháp phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng.
- Xây dựng kế hoạch làm việc theo nhóm và phối hợp với các thành viên trong nhóm để thực hiện kế hoạch chăm sóc điều trị cho bệnh nhân;
- Tổ chức và quản lý khoa phòng vật lý trị liệu phục hồi chức năng một cách khoa học;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi học ngành kỹ thuật vật lý trị liệu phục hồi chức năng hệ cao đẳng, người học cần đạt được các yêu cầu về kỹ năng nêu trên để có thể đảm nhận tốt được vị trí phục hồi chức năng về vật lý trị liệu.