Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thông qua là gì?

Cho tôi hỏi mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thông qua là gì? Câu hỏi của anh C.M (An Giang)

Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thông qua là gì?

Theo tiểu mục 2.1 Nghị quyết Đại hội nêu rõ mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XIII thông qua như sau:

- Đổi mới tổ chức và hoạt động công đoàn, xây dựng Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, trọng tâm là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; tích cực, chủ động tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội.

Hoàn thiện mô hình tổ chức, thu hút, tập hợp đông đảo người lao động gia nhập công đoàn; xây dựng đội ngũ cán bộ công đoàn có trí tuệ, bản lĩnh, tâm huyết, trách nhiệm, uy tín và phương pháp công tác tốt.

Đổi mới, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ học vấn, kỹ năng nghề nghiệp, tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động, ý thức pháp luật của đoàn viên, người lao động; xây dựng giai cấp công nhân hiện đại, lớn mạnh, góp phần hiện thực hóa khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

- Đến cuối nhiệm kỳ, hướng đến kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập, Công đoàn Việt Nam vững mạnh toàn diện, là chỗ dựa tin cậy của người lao động, là cơ sở chính trị - xã hội vững chắc của Đảng, Nhà nước ta.

Xem chi tiết Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ 13: TẢI VỀ

Xem thêm:

Tại kỳ họp Quốc hội năm 2024, văn bản pháp luật nào về tổ chức Công đoàn đang được xem xét sửa đổi, bổ sung?

Quan hệ giữa Công đoàn với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp là quan hệ gì?

Huy hiệu của tổ chức Công đoàn Việt Nam hiện nay có hình như thế nào?

Văn bản nào định hướng đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới khi tổ chức Công đoàn Việt Nam đã tham mưu Bộ Chính trị trong nhiệm kỳ 2018-2023?

Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam thông qua là gì?

Mục tiêu tổng quát nhiệm kỳ 2023-2028 được đại hội công đoàn việt nam lần thứ 13 thông qua là gì?

Quyền của đoàn viên công đoàn gồm những gì?

Căn cứ Điều 18 Luật Công đoàn 2012 quy định về quyền của đoàn viên công đoàn như sau:

Quyền của đoàn viên công đoàn
1. Yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.
2. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.
3. Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.
4. Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.
5. Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.
6. Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.
7. Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

Theo đó, đoàn viên công đoàn có các quyền sau đây:

- Được yêu cầu Công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

- Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của Công đoàn; được thông tin về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến Công đoàn, người lao động; quy định của Công đoàn.

- Ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam; chất vấn cán bộ lãnh đạo công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm.

- Được Công đoàn tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý miễn phí pháp luật về lao động, công đoàn.

- Được Công đoàn hướng dẫn giúp đỡ tìm việc làm, học nghề; thăm hỏi, giúp đỡ lúc ốm đau hoặc khi gặp hoàn cảnh khó khăn.

- Tham gia hoạt động văn hoá, thể thao, du lịch do Công đoàn tổ chức.

- Đề xuất với Công đoàn kiến nghị cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp về việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật đối với người lao động.

04 hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở là gì?

Căn cứ tiểu mục 11 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 có hướng dẫn về hình thức tổ chức công đoàn cơ sở như sau:

11. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức công đoàn cơ sở theo Điều 13
1.1. Công đoàn cơ sở được thành lập trong các đơn vị sử dụng lao động gồm:
a. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả các công ty con trong nhóm công ty; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trụ sở đặt tại địa phương khác).
b. Hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
c. Đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập hạch toán độc lập.
d. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.
đ. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.
e. Cơ quan tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
g. Trường hợp đơn vị sử dụng lao động không đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, hoặc theo nguyện vọng liên kết của người lao động, có thể thành lập công đoàn cơ sở ghép trong nhiều đơn vị sử dụng lao động.
11.2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp người lao động tự do hợp pháp, gồm:
a. Lao động hành nghề vận tải, dịch vụ vận tải.
b. Lao động hành nghề thương mại, dịch vụ thương mại, văn hóa, thể thao, du lịch, y tế, y dược.
c. Lao động hành nghề khai thác, chế biến, nuôi trồng thủy sản, hải sản.
d. Lao động hành nghề cơ khí, xây dựng, điện tử, tin học.
đ. Thợ thủ công, mỹ nghệ, chế tác mỹ phẩm, hàng tiêu dùng...
11.3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở
a. Tùy theo số lượng đoàn viên và tính chất, địa bàn hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị lao động; số lượng đoàn viên của công đoàn cơ sở có thể tổ chức các công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn.
b. Việc thành lập công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận do ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định; đồng thời phân cấp một số nhiệm vụ, quyền hạn và hướng dẫn nội dung cụ thể để công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn bộ phận, tổ công đoàn tổ chức các hoạt động.

Như vậy, công đoàn cơ sở hiện nay gồm các hình thức tổ chức:

- Công đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.

- Công đoàn cơ sở cơ sở có tổ công đoàn.

- Công đoàn cơ sở cơ sở có công đoàn bộ phận.

- Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào