Mức tiền ký quỹ của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu?

Cho tôi hỏi người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì nộp tiền ký quỹ cho doanh nghiệp dịch vụ bao nhiêu? Câu hỏi từ chị Hằng (Quảng Nam).

Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có phải nộp tiền ký quỹ không?

Căn cứ khoản 2 Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau:

Quyền, nghĩa vụ của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
..
2. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tuẩn thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;
b) Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;
c) Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;
d) Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định của Luật này;
...

Theo đó, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có nghĩa vụ phải thực hiện ký quỹ theo quy định.

Mức tiền ký quỹ của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu?

Mức tiền ký quỹ của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Mức tiền ký quỹ của người lao động với doanh nghiệp dịch vụ là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định mức trần tiền ký quỹ của người lao động, cụ thể như sau:

Mức trần tiền ký quỹ của người lao động
Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này và phải được ghi rõ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, doanh nghiệp dịch vụ và người lao động phải thỏa thuận về ngân hàng nhận ký quỹ, việc ký quỹ, trong đó tiền ký quỹ không vượt quá mức trần như sau:

THỊ TRƯỜNG

NGÀNH, NGHỀ

MỨC TRẦN TIỀN KÝ QUỸ (bằng tiền VNĐ)

Đài Loan (Trung Quốc)

- Thuyền viên tàu cá xa bờ và tàu vận tải

- Các ngành, nghề khác

- Không ký quỹ

- 12.000.000 đồng

Hàn Quốc

- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

- Các ngành, nghề khác

- Không ký quỹ

- 36.000.000 đồng

Nhật Bản, các nước thuộc khu vực châu Mỹ, Đông Nam Á, Trung Đông

- Mọi ngành, nghề

- Không ký quỹ

Các quốc gia và khu vực khác

- Thuyền viên tàu cá xa bờ, tàu vận tải

- Các ngành, nghề khác

- Không ký quỹ

- Tương đương giá trị 01 lượt vé máy bay hạng phổ thông từ nơi làm việc về Việt Nam

Hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài gồm nội dung gì?

Căn cứ Điều 30 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về thực hiện ký quỹ, cụ thể như sau:

Thực hiện ký quỹ
1. Người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau: tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động; tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ; tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp; số tiền ký quỹ; mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ; hình thức trả lãi tiền ký quỹ; sử dụng tiền ký quỹ; rút tiền ký quỹ; tất toán tài khoản ký quỹ; trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Việc ký quỹ chỉ được thực hiện sau khi doanh nghiệp dịch vụ và người lao động ký Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và người lao động đã được phía nước ngoài chấp nhận vào làm việc hoặc cấp thị thực nhập cảnh nước hoặc vùng lãnh thổ làm việc.

Theo đó, người lao động, doanh nghiệp dịch vụ và ngân hàng nhận ký quỹ thỏa thuận ký kết hợp đồng ký quỹ để thực hiện nghĩa vụ trong Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, bao gồm các nội dung sau:

- Tên, số căn cước công dân/hộ chiếu và địa chỉ của người lao động.

- Tên, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của ngân hàng nhận ký quỹ.

- Tên, mã số, địa chỉ, người đại diện hợp pháp của doanh nghiệp.

- Số tiền ký quỹ.

- Mục đích ký quỹ; lãi suất tiền gửi ký quỹ.

- Hình thức trả lãi tiền ký quỹ.

- Sử dụng tiền ký quỹ.

- Rút tiền ký quỹ.

- Tất toán tài khoản ký quỹ.

- Trách nhiệm của các bên liên quan và các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Tiền ký quỹ của người lao động được sử dụng để làm gì?

Căn cứ Điều 31 Nghị định 112/2021/NĐ-CP quy định về quản lý và sử dụng tiền ký quỹ, cụ thể như sau:

Quản lý và sử dụng tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ của người lao động được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra đối với doanh nghiệp dịch vụ theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.
2. Doanh nghiệp dịch vụ và người lao động hoặc người được người lao động ủy quyền thỏa thuận thống nhất về mức bù đắp thiệt hại của người lao động và ghi trong văn bản thanh lý hợp đồng.

Theo đó, tiền ký quỹ của người lao động được sử dụng để bù đắp thiệt hại phát sinh do lỗi của người lao động gây ra đối với doanh nghiệp dịch vụ theo Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào