Mức phụ cấp thu hút của người có trình độ đại học làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là bao nhiêu?
Thế nào là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 222/2013/TTLT-BQP-BNV-BTC quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ trong Thông tư liên tịch này được hiểu như sau:
1. Cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp: Là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật doanh nghiệp dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
...
Theo đó, cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp được định nghĩa là cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt đăng ký, tổ chức quản lý và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp 2020 dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Mức phụ cấp thu hút của người có trình độ đại học làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức phụ cấp thu hút của người có trình độ đại học làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 222/2013/TTLT-BQP-BNV-BTC quy định về chế độ phụ cấp thu hút đối với người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật đầu ngành, cụ thể như sau:
Chế độ phụ cấp thu hút đối với người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật đầu ngành
1. Người lao động có trình độ đại học trở lên, công nhân kỹ thuật đầu ngành được cấp có thẩm quyền điều động đến hoặc tuyển dụng vào làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được hưởng phụ cấp thu hút. Thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá năm (05) năm kể từ ngày người lao động đến làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cụ thể như sau:
a) Đối với người lao động có trình độ đại học trở lên
- Mức 50% áp dụng đối với người có trình độ tiến sỹ;
- Mức 40% áp dụng đối với người có trình độ thạc sỹ;
- Mức 30% áp dụng đối với người có trình độ đại học;
b) Đối với công nhân kỹ thuật đầu ngành, áp dụng mức 20%.
2. Phụ cấp thu hút được tính theo tỷ lệ phần trăm (%) của ngạch, bậc lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), của người lao động.
Theo đó người có trình độ đại học làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được cấp có thẩm quyền điều động đến hoặc tuyển dụng vào làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt được hưởng phụ cấp thu hút.
Thời gian được hưởng phụ cấp thu hút không quá năm (05) năm kể từ ngày người lao động đến làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt, cụ thể được hưởng phụ cấp thu hút bằng 30% của mức lương của ngạch, bậc lương hiện hưởng cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), của người lao động.
Kinh phí để chi trả phụ cấp thu hút cho người có trình độ đại học làm việc tại cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt đến từ đâu?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 222/2013/TTLT-BQP-BNV-BTC quy định như sau:
Nguyên tắc, nguồn kinh phí đảm bảo chi trả các chế độ phụ cấp cho người lao động
1. Các chế độ phụ cấp đối với người lao động hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này được chi trả cùng kỳ lương hàng tháng cho người lao động và không được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, không phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.
2. Trường hợp người lao động là đối tượng được hưởng một chế độ phụ cấp hướng dẫn tại Thông tư liên tịch này, đồng thời là đối tượng hưởng chế độ phụ cấp cùng loại hoặc có cùng tính chất quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác thì chỉ được hưởng chế độ phụ cấp có mức hưởng cao nhất.
3. Kinh phí chi trả phụ cấp thu hút đối với lao động có trình độ cao, công nhân kỹ thuật đầu ngành:
a) Đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt thực hiện chế độ dự toán, kinh phí chi trả chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
b) Đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp, kinh phí chi trả chế độ phụ cấp được hạch toán vào đơn giá, chi phí sản xuất sửa chữa vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.
4. Kinh phí chi trả phụ cấp trách nhiệm đối với người lao động đảm nhận công việc đòi hỏi trách nhiệm cao được tính vào kinh phí đề tài nghiên cứu chế thử, chi phí tiếp nhận chuyển giao công nghệ, chi phí sản xuất sản phẩm vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh do cấp có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng phê duyệt.
Theo đó, kinh phí chi trả phụ cấp thu hút đối với lao động có trình độ cao như sau:
- Đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt thực hiện chế độ dự toán, kinh phí chi trả chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo theo phân cấp ngân sách hiện hành. Việc lập dự toán, quản lý và quyết toán kinh phí chi trả chế độ phụ cấp thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng nòng cốt là doanh nghiệp, kinh phí chi trả chế độ phụ cấp được hạch toán vào đơn giá, chi phí sản xuất sửa chữa vũ khí, khí tài chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh.