Mức lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh ảnh hưởng như thế nào đến người lao động?
Năm 2023 mức lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:
Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Dẫn chiếu Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP, mức lương tối thiểu vùng năm 2023 của Quảng Ninh được quy định như sau:
1. Vùng I, gồm các địa bàn:
…
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh;
…
2. Vùng II, gồm các địa bàn:
…
- Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh;
3. Vùng III, gồm các địa bàn:
- Các thành phố trực thuộc tỉnh còn lại (trừ các thành phố trực thuộc tỉnh nêu tại vùng I, vùng II);
…
- Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh;
…
4. Vùng IV, gồm các địa bàn còn lại./.
Như vậy, người lao động làm việc tại các địa bàn trên tỉnh Quảng Ninh sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng là:
- Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh: 4.680.000 đồng/tháng
- Các thành phố Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái và các thị xã Quảng Yên, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh: 4.160.000 đồng/tháng.
- Các huyện Vân Đồn, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh: 3.640.000 đồng/tháng.
- Các địa bàn còn lại 3.250.000 đồng/tháng.
Ảnh hưởng của mức lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh đến người lao động ra sao?
Pháp luật Việt Nam đảm bảo những quyền lợi cơ bản của người lao động liên quan đến mức lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh. Theo đó, căn cứ theo Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về áp dụng mức lương tối thiểu là:
Áp dụng mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
….
Như vậy, người sử dụng lao động phải đảm bảo trả lương cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại địa bàn làm việc, nhằm bảo vệ đầy đủ chi phí sống và sinh hoạt hàng ngày cho người lao động.
Bên cạnh đó, các quyền lợi khác của người lao động cũng được đảm bảo như quyền lợi về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, bảo hiểm xã hội và các quyền khác liên quan đến mức lương như thưởng, phụ cấp. Người lao động cũng có quyền được đàm phán, thương lượng và ký kết hợp đồng lao động với nhà tuyển dụng, đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.
Nếu không thực hiện tăng lương theo mức tối thiểu vùng thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mức lương tối thiểu vùng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP tăng bình quân 6% (tương ứng tăng từ 180.000 đồng - 260.000 đồng) so với mức lương tối thiểu tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP (hết hiệu lực ngày 01/07/2022).
Bên cạnh đó, căn cứ vào Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định:
Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
...
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp; không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Đối với các nội dung đã thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động hoặc các thỏa thuận hợp pháp khác có lợi hơn cho người lao động so với quy định tại Nghị định này thì tiếp tục được thực hiện, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt đối với hành vi trả lương thấp hơn mức lương tối thiểu như sau:
Vi phạm quy định về tiền lương
…
3. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định theo các mức sau đây:
a) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người lao động trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần.
Như vậy, nếu doanh nghiệp trước đó trả lương bằng mức tối thiểu vùng cũ, sau khi mức tối thiểu vùng tăng lên mà doanh nghiệp không tăng lên tương ứng thì sẽ vi phạm việc trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu và bị xử phạt như trên.
Trường hợp mức lương trước đó được doanh nghiệp trả cho người lao động cao hơn mức tối thiểu vùng thì sẽ tiếp tục thực hiện theo thỏa thuận có lợi hơn đối với người lao động.
Việc đảm bảo quyền lợi cho người lao động liên quan đến mức lương tối thiểu vùng tại Quảng Ninh sẽ giúp tăng cường niềm tin, động viên và giữ chân nguồn nhân lực cho doanh nghiệp. Đồng thời, cũng góp phần giảm thiểu sự bất công, tăng cường sự phát triển bền vững và cân đối của nền kinh tế và xã hội.
Tra cứu nhanh mức lương tối thiểu vùng theo các khu vực cụ thể TẠI ĐÂY.
Xem thêm: Mức lương tối thiểu vùng tại Lạng Sơn là bao nhiêu? Cách xác định ra sao?