Mức lương tối thiểu vùng qua các năm thay đổi như thế nào? Năm 2024 sẽ đạt cao nhất gần 5 triệu đồng?
Mức lương tối thiểu vùng qua các năm thay đổi như thế nào?
Năm 1985, mức lương tối tiểu đã được quy định tại Điều 2 Nghị định 235-HĐBT năm 1985 về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân, viên chức và các lực lượng vũ trang với mức 220 đồng.
Mức lương này ứng với mức giá ở những vùng có giá sinh hoạt thấp nhất hiện nay. Khi nào mức giá thay đổi hoặc ở những vùng có giá sinh hoạt cao hơn thì tiền lương được tính thêm phụ cấp chênh lệch giá sinh hoạt. Lương tối thiểu dùng để trả công cho những người làm công việc lao động giản đơn nhất và với điều kiện lao động bình thường.
Đến ngày 01/01/2008, Chính Phủ ban hành Nghị định 167/2007/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ 01/01/2009) quy định về mức lương tối thiểu vùng, đã chia mức lương tối thiểu ở các vùng thành các mức khác nhau, cụ thể:
- Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
Sau đó, mức lương tối thiểu vùng liên tiếp được thay đổi và điều chỉnh phù hợp hơn qua từng giai đoạn, cụ thể:
Thời gian áp dụng | Mức lương tối thiểu vùng | Cơ sở pháp lý | |||
Vùng 1 | Vùng 2 | Vùng 3 | Vùng 4 | ||
01/01/2009 đến 31/12/2009 | 800.000 | 740.000 | 690.000 | 650.000 | Nghị định 110/2008/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2010 đến 31/12/2010 | 980.000 | 880.000 | 810.000 | 730.000 | Nghị định 97/2009/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2011 đến 31/12/2011 (Có thực hiện điều chỉnh vùng) | 1.350.000 | 1.200.000 | 1.050.000 | 830.000 | Nghị định 108/2010/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2012 đến 31/12/2012 | 2.000.000 | 1.780.000 | 1.550.000 | 1.400.000 | Nghị định 70/2011/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2013 đến 31/12/2013 | 2.350.000 | 2.100.000 | 1.800.000 | 1.650.000 | Nghị định 103/2012/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2014 đến 31/12/2014 | 2.700.000 | 2.400.000 | 2.100.000 | 1.900.000 | Nghị định 182/2013/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2015 đến 31/12/2015 | 3.100.000 | 2.750.000 | 2.400.000 | 2.150.000 | Nghị định 103/2014/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2016 đến 31/12/2016 | 3.500.000 | 3.100.000 | 2.700.000 | 2.400.000 | Nghị định 122/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2017 đến 31/12/2017 | 3.750.000 | 3.320.000 | 2.900.000 | 2.580.000 | Nghị định 153/2016/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2018 đến 31/12/2018 | 3.980.000 | 3.530.000 | 3.090.000 | 2.760.000 | Nghị định 141/2017/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2019 đến 31/12/2019 | 4.180.000 | 3.710.000 | 3.250.000 | 2.920.000 | Nghị định 157/2018/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2020 đến 31/12/2020 | 4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 | Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2021 đến 31/12/2021 | 4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 | Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
01/01/2022 đến 30/6/2022 | 4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 | Nghị định 90/2019/NĐ-CP (đã hết hiệu lực) |
Từ 01/07/2022 đến nay | 4.680.000 | 4.160.000 | 3.640.000 | 3.250.000 |
Mức lương tối thiểu vùng qua các năm thay đổi như thế nào? Năm 2024 sẽ đạt cao nhất gần 5 triệu đồng?
Năm 2024 mức lương tối thiểu vùng sẽ đạt cao nhất gần 5 triệu đồng?
Trưa ngày 20/12, phát biểu kết luận phiên họp, sau khi lắng nghe ý kiến của các bên liên quan, thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia cho biết:
Tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ 1/7/2024.
Theo đó, mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 lên 6% vào 01/7/2024 như sau:
Vùng I tăng lên 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280 nghìn đồng);
Vùng II tăng lên 4,41 triệu đồng/tháng (tăng 250 nghìn đồng);
Vùng III tăng lên 3,86 triệu đồng/tháng (tăng 220 nghìn đồng);
Vùng IV tăng lên 3,45 triệu đồng/tháng (tăng 200 nghìn đồng).
Mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6%, từ ngày 1/7/2024:
Vùng I là 23.800 đồng/giờ.
Vùng II lên 21.200 đồng/giờ;
Vùng III là 18.600 đồng/giờ;
Vùng IV là 16.600 đồng/giờ.
Như vậy, năm 2024 sẽ là năm đạt mức lương tối thiểu cao nhất trong các năm qua khi tăng lên cao nhất ở vùng 1 là 4,96 triệu đồng/tháng (tăng 280 nghìn đồng).
Sau khi tăng lương tối thiểu vùng 2024 mức lương người lao động thấp hơn mức đã tăng thì phải làm sao?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về hiệu lực và trách nhiệm thi hành, trong đó cũng đã đề cập rõ:
Trường hợp sau khi tiến hành tăng lương tối thiểu vùng mà lương của người lao động đang được trả thấp hơn mức lương tối thiểu đã điều chỉnh thì người sử dụng lao động có trách nhiệm tổ chức rà soát lại:
+ Các thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định của người sử dụng lao động để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp;
+ Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.
Đồng thời, thực hiện điều chỉnh để phù hợp (nếu có) với Nghị định ban hành về việc tăng lương tối thiểu 2024.