Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố lớn ở Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là bao nhiêu?
- Tiêu chuẩn của các thành phố trực thuộc trung ương là gì?
- Các thành phố lớn đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay bao gồm những thành phố nào?
- Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố lớn ở Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là bao nhiêu?
Tiêu chuẩn của các thành phố trực thuộc trung ương là gì?
Việc xác định thành phố trực thuộc Trung ương được dựa trên theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 như sau:
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương
1. Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
2. Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
3. Đơn vị hành chính trực thuộc:
a) Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
b) Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
4. Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
5. Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Theo đó,tiêu chuẩn của các thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
- Đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 9 đơn vị trở lên;
+ Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13.
Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Các thành phố lớn đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương ở Việt Nam hiện nay bao gồm những thành phố nào?
Căn cứ theo quy định nêu trên, các thành phố lớn ở Việt Nam hiện nay đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:
1.Thành phố Hà Nội
Diện tích: 3.359 km2 (Thống kê năm 2022)
Dân số: 8,435 triệu người (Thống kê năm 2022)
Mật độ dân số: trung bình 2511 người/km2 (Thống kê năm 2022)
Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nằm giữa đồng bằng sông Hồng bao gồm 12 quận, 17 huyện.
Thành phố Hà Nội sớm trở thành một trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa phát triển bậc nhất của Việt Nam.
Thành phố Hà Nội là thành phố Trực thuộc Trung ương được xếp vào hạng đô thị loại đặc biệt cùng với thành phố Hồ Chí Minh.
2. Thành phố Hồ Chí Minh
Diện tích: 2.095 km2 (Thống kê năm 2022)
Dân số: 9.389 triệu người (Thống kê năm 2022)
Mật độ dân số: 4.481 người/km2 (Thống kê năm 2022)
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam, cùng với thủ đô Hà Nội.
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay bao gồm 16 quận, 1 thành phố, 5 huyện giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, đứng đầu trong nước về kinh tế, dân số và đứng thứ hai về diện tích.
Được xem là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa, giáo dục quan trọng nhất của Việt Nam.
3. Thành phố Đà Nẵng
Diện tích: 1.284 km2 (Thống kê năm 2022)
Dân số: 1.220 triệu người (Thống kê năm 2022)
Mật độ dân số: 950 người/km2 (Thống kê năm 2022)
Thành phố Đà Nẵng là thành phố trực thuộc trung ương được xếp vào đô thị loại 1, nằm trong vùng Nam Trung Bộ bao gồm 6 quận và 2 huyện.
Là một trong những thành phố biển du lịch nổi tiếng của Việt Nam có nhiều điểm vui chơi như: Bà Nà Hills, Đèo Hải Vân, cầu tình yêu...
Đà Nẵng được coi là thành phố đáng sống nhất, là trung tâm lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, y tế của khu vực miền Trung - Tây Nguyên và cả nước.
Đà Nẵng chính là đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không của nước ta.
Nhiều năm trở lại đây, hàng loạt các trung tâm thương mại lớn, các tòa cao ốc, đường sá được xây dựng, phát triển văn minh, hiện đại.
4. Thành phố Hải Phòng
Diện tích: 1.562 km2 (Thống kê năm 2022)
Dân số: 2.088 triệu người (Thống kê năm 2022)
Mật độ dân số: 1.368 người/km2 (Thống kê năm 2022)
Thành phố Hải Phòng xếp top thành phố lớn nhất Việt Nam, là thành phố cảng biển lớn nhất phía Bắc Việt Nam trực thuộc Trung ương bao gồm 7 quận, 8 huyện được xếp vào đô thị loại 1.
Đồng thời cũng là trung tâm kinh tế, văn hóa, y tế, giáo dục, khoa học, thương mại và công nghệ của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Đây là thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, lớn thứ 2 miền Bắc sau Hà Nội và là một trong 5 thành phố trực thuộc trung ương tại Việt Nam, là trung tâm cấp vùng và cấp quốc gia cùng với Đà Nẵng và Cần Thơ.
5.Thành phố Cần Thơ
Diện tích: 1.440 km2 (Thống kê năm 2022)
Dân số: 1.252 triệu người (Thống kê năm 2022)
Mật độ dân số: 869 người/ km2 (Thống kê năm 2022)
Thành phố Cần Thơ là một trong những thành phố trực thuộc Trung ương được xếp vào đô thị loại 1 bao gồm 4 quận và 5 huyện.
Cần Thơ là thành phố lớn, hiện đại và phát triển nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thông quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực.
Thành phố Cần Thơ còn được biết đến là đô thị miền sông nước với hệ thống sông ngòi lớn, vườn cây quả bạt ngàn, đồng ruộng mênh mông phù hợp cho phát triển nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản, điện năng...
Cần Thơ tập trung nhiều cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ và là trung tâm kinh tế - văn hóa của các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Mức lương tối thiểu vùng của các thành phố lớn ở Việt Nam đã đạt tiêu chuẩn Thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP và Phụ lục đi kèm Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về cách xác định địa bàn thuộc vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu của từng vùng.Theo đó:
1. Thành phố Hà Nội
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội thuộc địa bàn vùng I
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội thuộc địa bàn vùng II
Do đó:
- Các quận và các huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Thường Tín, Hoài Đức, Thạch Thất, Quốc Oai, Thanh Oai, Mê Linh, Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây thuộc thành phố Hà Nội có mức lương tối thiểu là 4.6.80.000 đồng/tháng
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hà Nội có mức lương tối thiểu vùng là 4.160.000 đồng/tháng
2. Thành phố Hồ Chí Minh
Các quận, thành phố Thủ Đức và các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè thuộc thành phố Hồ Chí Minh sẽ là địa bàn vùng I
Mức lương tối thiểu vùng của Thành phố Hồ Chí Minh là 4.680.000 đồng/tháng
3. Thành phố Đà Nẵng
Các quận, huyện thuộc thành phố Đà Nẵng sẽ là địa bàn vùng II
Mức lương tối thiểu vùng của Thành phố Đà Nẵng là 4.160.000 đồng/tháng
4. Thành phố Hải Phòng
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng thuộc địa bàn vùng I
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng thuộc địa bàn vùng II
Do đó:
- Các quận và các huyện Thủy Nguyên, An Dương, An Lão, Vĩnh Bảo, Tiên Lãng, Cát Hải, Kiến Thụy thuộc thành phố Hải Phòng có mức lương tối thiểu vùng là 4.680.000 đồng/tháng
- Các huyện còn lại thuộc thành phố Hải Phòng có mức lương tối thiểu vùng là 4.160.000 đồng/tháng
5. Thành phố Cần Thơ
Thành phố Cần Thơ
- Các quận thuộc thành phố Cần Thơ thuộc địa bàn vùng II
- Các huyện thuộc thành phố Cần Thơ thuộc điạ bàn vùng III
Do đó:
- Mức lương tối thiểu vùng của các quận thuộc thành phố Cần Thơ là 4.160.000 đồng/tháng
- Mức lương tối thiểu vùng của các huyện thuộc thành phố Cần Thơ là 3.640.000 đồng/ tháng