Mức lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng có đúng không?

Cho tôi hỏi là có phải năm sau mức lương tối thiểu vùng sẽ được cải cách tăng có đúng không ạ? Câu hỏi của chị Lý (Hải Phòng).

Mức lương tối thiểu vùng 2023 là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích về mức lương tối thiểu như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Quy định mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ đối với người lao động làm việc cho người sử dụng lao động theo vùng như sau:
lương tối thiểu
2. Danh mục địa bàn vùng I, vùng II, vùng III, vùng IV được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.

Như vậy, mức lương tối thiểu có thể coi là mức lương tối thấp mà người lao động có thể nhận được khi thực hiện công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động thông thường và không được thấp hơn mức lương quy định như trên.

Mức lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng có đúng không?

Mức lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng có đúng không?

Cơ quan nào tư vấn về mức lương tối thiểu vùng?

Việc xác định mức lương tối thiểu vùng là cần thiết để bảo đảm quyền lợi của người lao động và tạo ra một sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, mức lương tối thiểu vùng được điều chỉnh thường xuyên để phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội, nhằm đảm bảo mức sống của người lao động và đồng thời không gây tác động tiêu cực đến doanh nghiệp.

Do vậy để Chính phủ có thể đưa ra các quyết định liên quan đến mức lương tối thiểu cần có một cơ quan chuyên trách về vấn đề này để tư vấn cho Chính phủ, cụ thể

Tại Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 có đề cập như sau:

Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
2. Mức lương tối thiểu được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
3. Mức lương tối thiểu được điều chỉnh dựa trên mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ; tương quan giữa mức lương tối thiểu và mức lương trên thị trường; chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế; quan hệ cung, cầu lao động; việc làm và thất nghiệp; năng suất lao động; khả năng chi trả của doanh nghiệp.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này; quyết định và công bố mức lương tối thiểu trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Đồng thời Điều 92 Bộ luật Lao động 2019 cũng có quy định riêng về Hội đồng tiền lương quốc gia như sau:

Hội đồng tiền lương quốc gia
1. Hội đồng tiền lương quốc gia là cơ quan tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động.
2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng tiền lương quốc gia bao gồm các thành viên là đại diện của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, một số tổ chức đại diện người sử dụng lao động ở trung ương và chuyên gia độc lập.
3. Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia.

Như vậy, Hội đồng tiền lương quốc gia có nhiệm vụ khuyến nghị, tư vấn cho Chính phủ về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động nhằm góp phần điều chỉnh, cân bằng mức lương tối thiểu vùng phù hợp nhất cho người lao động, người sử dụng lao động và nền kinh tế trong thời đại mới.

Chính sách cải cách tiền lương sau 2023 như thế nào?

Quan điểm chỉ đạo của Nhà nước xoay quanh vấn đề điều chỉnh, cải cách tiền lương đã được thể hiện rõ ràng trong Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 như sau:

1. Quan điểm chỉ đạo
1.1. Chính sách tiền lương là một chính sách đặc biệt quan trọng của hệ thống chính sách kinh tế - xã hội. Tiền lương phải thực sự là nguồn thu nhập chính bảo đảm đời sống người lao động và gia đình người hưởng lương; trả lương đúng là đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, tạo động lực nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của người lao động, góp phần quan trọng thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm ổn định chính trị - xã hội; thúc đẩy, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển bền vững.
1.2. Cải cách chính sách tiền lương phải bảo đảm tính tổng thể, hệ thống, đồng bộ, kế thừa và phát huy những ưu điểm, khắc phục có hiệu quả những hạn chế, bất cập của chính sách tiền lương hiện hành; tuân thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và quy luật khách quan của kinh tế thị trường, lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để tăng lương; đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế; có lộ trình phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và nguồn lực của đất nước.
1.3. Trong khu vực công, Nhà nước trả lương cho cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo, phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công, bảo đảm tương quan hợp lý với tiền lương trên thị trường lao động; thực hiện chế độ đãi ngộ, khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động, tạo động lực nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc, đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị.
1.4. Trong khu vực doanh nghiệp, tiền lương là giá cả sức lao động, hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Nhà nước quy định tiền lương tối thiểu là mức sàn thấp nhất để bảo vệ người lao động yếu thế, đồng thời là một trong những căn cứ để thoả thuận tiền lương và điều tiết thị trường lao động. Phân phối tiền lương dựa trên kết quả lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh, bảo đảm mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.
1.5. Cải cách chính sách tiền lương là yêu cầu khách quan, là nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; thúc đẩy cải cách hành chính; đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, tinh giản biên chế; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Có thể thấy, việc điều chỉnh và tăng tiền lương công chức, viên chức nói riêng và người lao động nói chung luôn được nhà nước quan tâm và đề cao trong quá trình thực hiện.

Căn cứ theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 cũng đã đề ra các mục tiêu cụ thể trong việc tăng lương qua từng giai đoạn, trong đó:

2.2. Mục tiêu cụ thể
...
(2) Từ năm 2021 đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030
a) Đối với khu vực công
- Từ năm 2021, áp dụng chế độ tiền lương mới thống nhất đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang trong toàn bộ hệ thống chính trị.
- Năm 2021, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Định kỳ thực hiện nâng mức tiền lương phù hợp với chỉ số giá tiêu dùng, mức tăng trưởng kinh tế và khả năng của ngân sách nhà nước.
- Đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.
- Đến năm 2030, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức bằng hoặc cao hơn mức lương thấp nhất của vùng cao nhất của khu vực doanh nghiệp.
b) Đối với khu vực doanh nghiệp
- Từ năm 2021, Nhà nước định kỳ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng Tiền lương quốc gia. Các doanh nghiệp được thực hiện chính sách tiền lương trên cơ sở thương lượng, thoả thuận giữa người sử dụng lao động với người lao động và đại diện tập thể người lao động; Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào chính sách tiền lương của doanh nghiệp.
- Thực hiện quản lý lao động, tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước theo phương thức khoán chi phí tiền lương gắn với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đến năm 2025 và tiến tới giao khoán nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vào năm 2030.

Theo đó, sau năm 2023 mức lương của người Việt Nam có thể sẽ được điều chỉnh và cải cách tăng thêm cho phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển của quốc gia.

Mức lương tối thiểu vùng 2024 sẽ tăng có đúng không?

Căn cứ theo Thông tin được đăng tải trên Tin Tức Thông Tấn Xã kênh thông tin của Chính Phủ do Thông Tấn Xã Việt Nam phát hành có đề cập đến vấn đề tăng mức lương tối thiểu vùng 2024 như sau:

- Hội đồng tiền lương quốc gia họp vào đầu tháng 8/2023 để bàn, thương lượng điều chỉnh lương tối thiểu năm 2024.

- Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã tổ chức các đoàn khảo sát tình hình việc làm, thu nhập, đời sống; đặc biệt là tâm tư, nguyện vọng của người lao động. Qua các khảo sát của tổ chức công đoàn, hầu hết các ý kiến thu nhận được cho thấy người lao động mong muốn tăng lương tối thiểu vùng ngay từ đầu năm 2024.

- Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhìn nhận, việc doanh nghiệp duy trì được mức hiện có đã là nỗ lực rất lớn, vì thế nếu điều chỉnh tiền lương tối thiểu thì doanh nghiệp càng khó khăn hơn.

- Trong khi đó, theo ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, qua những lần khảo sát gần đây, hầu hết ý kiến nhận được là người lao động đều mong muốn được tăng lương tối thiểu vì cuộc sống của họ rất khó khăn.

- Để có căn cứ nghiên cứu, đề xuất với Chính phủ về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng trong năm 2024, Bộ LĐTBXXH cũng đã đề nghị các địa phương rà soát, đánh giá việc thực hiện mức lương tối thiểu vùng tại các doanh nghiệp áp dụng từ ngày 1/7/2022. Từ đó, địa phương đưa ra đề xuất, kiến nghị về việc điều chỉnh mức lương tối thiểu áp dụng cho năm 2024 gắn với bối cảnh dự báo.

- Thực tế, ngoại trừ hai năm “lỡ hẹn” do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 (năm 2020, 2021 lương tối thiểu vùng giữ nguyên mức của năm 2019), thì lương tối thiểu đều được điều chỉnh hằng năm, tiền lương của người lao động dần được cải thiện.

- Theo thống kê của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, nhờ việc tăng lương tối thiểu vùng trong năm 2022, tiền lương bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp có tổ chức công đoàn tăng khoảng 6,2% so với năm 2021 (7,78 triệu đồng/tháng).

- Theo chương trình làm việc hằng năm của Hội đồng Tiền lương Quốc gia, trong quý 1, Hội đồng sẽ xây dựng kế hoạch để quý 2 thực hiện khảo sát, trên cơ sở đó đến quý 3 chuẩn bị phương án và quý 4 họp tham mưu để trình Chính phủ mức điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng.

MỚI NHẤT
0 lượt xem
Bài viết mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào