Mức lương hưu hằng tháng của cán bộ, công chức viên chức tham gia BHXH bắt buộc trước ngày 1/7/2025 đóng đủ 20 năm trở lên như thế nào?
- Mức lương hưu hằng tháng của cán bộ, công chức viên chức tham gia BHXH bắt buộc trước ngày 1/7/2025 đóng đủ 20 năm trở lên như thế nào?
- Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ công chức viên chức được tính trên cơ sở nào?
- Quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Mức lương hưu hằng tháng của cán bộ, công chức viên chức tham gia BHXH bắt buộc trước ngày 1/7/2025 đóng đủ 20 năm trở lên như thế nào?
Theo Điều 141 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Quy định chuyển tiếp
...
10. Người lao động có từ đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên và có văn bản của cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu được quy định tại Nghị định số 12/CP ngày 26 tháng 01 năm 1995 được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định số 01/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ thì được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
Cán bộ xã thuộc đối tượng điều chỉnh của Nghị định số 09/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ đã có quyết định hoặc giấy chứng nhận chờ đủ điều kiện về tuổi đời để hưởng trợ cấp hằng tháng của cơ quan bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp hằng tháng khi nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi.
11. Đối tượng quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g và i khoản 1 Điều 2 của Luật này đã tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu.
12. Đối với số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp mà người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng theo quy định của Luật số 58/2014/QH13, Luật Việc làm số 38/2013/QH13 nhưng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2025 mà không đóng hoặc không đóng đầy đủ thì được xử lý theo quy định về chậm đóng, trốn đóng của Luật này.
...
Theo đó cán bộ, công chức viên chức tham gia BHXH bắt buộc trước ngày 1/7/2025 có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc từ đủ 20 năm trở lên thì mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức tham chiếu.
Mức lương hưu hằng tháng của cán bộ, công chức viên chức tham gia BHXH bắt buộc trước ngày 1/7/2025 đóng đủ 20 năm trở lên như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ công chức viên chức được tính trên cơ sở nào?
Theo Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2024 (có hiệu lực từ 1/7/2025) quy định:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm xã hội; có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện do người tham gia lựa chọn.
3. Người vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng, chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không được tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
...
Theo đó mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của cán bộ công chức viên chức được tính trên cơ sở tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ công chức viên chức khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 ra sao?
Tại Mục II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 có nêu rõ cơ chế quản lý tiền lương và thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) khi cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 như sau:
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được sử dụng quỹ tiền lương và kinh phí chi thường xuyên được giao hằng năm để thuê chuyên gia, nhà khoa học, người có tài năng đặc biệt thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức, đơn vị và quyết định mức chi trả thu nhập tương xứng với nhiệm vụ được giao.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị xây dựng quy chế để thưởng định kỳ cho các đối tượng thuộc quyền quản lý, gắn với kết quả đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành công việc của từng người.
- Mở rộng áp dụng cơ chế thí điểm đối với một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tự cân đối ngân sách và bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương, các chính sách an sinh xã hội được chi thu nhập bình quân tăng thêm không quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện cơ chế tự chủ tiền lương theo kết quả hoạt động như doanh nghiệp.
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi thường xuyên thì áp dụng chế độ tiền lương như công chức. Tiền lương thực trả gắn với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp viên chức do người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quyết định trên cơ sở nguồn thu (từ ngân sách nhà nước cấp và từ nguồn thu của đơn vị), năng suất lao động, chất lượng công việc và hiệu quả công tác theo quy chế trả lương của đơn vị, không thấp hơn chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.